Vay nóng Tima

Truyện:Thanh triều ngoại sử - Hồi 53 (cuối)

Thanh triều ngoại sử
Trọn bộ 53 hồi
Hồi 53 (cuối): Triệt hạ Khổng Minh
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-53)

Siêu sale Shopee

Vầng Dương lộ điện ở đằng Đông

Tàn lụi trời Tây chỉ một vòng

Hợp đây tan đó suy rồi thịnh

Đời người như thể một đường cong

Từ trên đỉnh Đồng Sơn đột nhiên xuất hiện tiếng tiêu, âm thanh vang vọng bốn phương tám hướng vừa hùng vĩ vừa tỏa ra bá khí. Đồng Sơn quanh năm luôn có sương mù phủ kín, trên núi mọc đầy cây thiết sam. Dãy núi này còn có tên gọi khác là Nam Sơn nghĩa là rặng núi phía nam của con đường tơ lụa. Đồng Sơn là một phần của núi Côn Lôn và cũng là ranh giới phân chia hai tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải.

Về địa hình thì tỉnh Tứ Xuyên bằng phẳng ở phía đông, nhấp nhô phía nam, nằm lọt lòng giữa Thanh Hải, Nội Mông và cao nguyên Hoàng Thổ. Đi về hướng tây bắc Tứ Xuyên có một đoạn tiếp giáp khu biên giới Mông Cổ, hướng tây là một vực thẳm sâu nghìn trượng, người ta xây một cây cầu dây bắc ngang để sang dãy núi bên kia, ở bên đó là khu tự trị Tây Tạng. Dân số ở Tứ Xuyên bấy giờ tập trung nhiều nhất là người Hồi.

Tiếng tiêu hùng tráng lúc ban đầu dần dà chuyển sang sầu não. Âm điệu nghe rất thê lương, lại nữa bấy giờ trời đang đông, tất cả những cành cây đều trơ xương, một khung cảnh tiêu điều khiến cho những nốt nhạc càng buồn thê thảm.

Những ngón tay Cửu Dương khoan thai lướt trên ống tre, gương mặt chàng cũng tỏ vẻ thản nhiên nhưng cặp chân mày hơi chau lại. Cửu Dương đang đứng trên một tảng đá lớn, hướng mắt nhìn những chiếc lều hoang. Lúc này là hoàng hôn, bóng chàng ngả dài trên tảng đá xanh. Tứ bề tuyết phủ một màu trắng xóa.

Tiếng tiêu đang đều đặng vang lên chợt ngừng bặt.

- Muội còn ở đây sao?

Cửu Dương hạ ống tre xuống hỏi.

Tiểu Tường từ đằng sau Cửu Dương bước tới đứng cạnh chàng, còn chưa đáp thì tiếng của Phi Yến vang lên:

-Không những nhị tỉ, muội và đại tỉ cũng ở đây.

Cửu Dương quay nhìn hai cô gái giống nhau như hai giọt nước. Phi Yến nói, giọng nghẹn ngào:

-Huynh không giấu được bọn muội đâu!

-Sư phụ...

Hiểu Lạc và Lữ Nghị Chánh cũng từ đằng sau hàng vân sam bước ra, Hiểu Lạc khóc thút thít:

-Sư phụ gạt con!

Cửu Dương xoa đầu thằng bé:

-Hiểu Lạc, ta đã nói với con bao nhiêu lần, là nam tử đại trượng phu có thể chảy máu, không được rơi lệ!

Hiểu Lạc không nhịn được, tiếp tục khóc tồ tồ.

Khi này sương đêm bắt đầu rơi, gió đêm phả vào mặt mọi người.

Nghị Chánh chau mày nhìn Cửu Dương nói:

-Viện trưởng sư huynh, huynh không coi đệ là tri kỷ sao? Huynh định đánh trận này một mình, giết bọn quan chó mà không chừa phần đệ sao? Thật uổng công Nghị Chánh này luôn coi huynh là bạn!

Cửu Dương không yên trong dạ, thầm than khổ khi thấy mấy người bọn họ kéo về tìm mình, song vẫn nhìn Nghị Chánh, cố nặn ra một vẻ mặt thật thà nhất có thể:

- Huynh chỉ e các cống sinh không chịu được thời tiết mùa này trên núi, bèn nhờ Trần thúc đưa họ đi Thạch Môn, tìm Nghiêm thúc nhờ xấp xếp chỗ cho họ ở tạm một thời gian, đến mùa xuân lại trở về...

Nghị Chánh giật lấy ống tiêu trong tay Cửu Dương, ngắt lời chàng:

-Viện trưởng sư huynh! Còn gạt bọn đệ đến bao giờ? Đệ và huynh chơi thân với nhau từ nhỏ, trong lòng huynh có chuyện gì đệ không biết hay sao? Lại nữa, đệ nghe nhạc khúc huynh vừa thổi, tiếng tiêu của huynh đã bán đứng huynh rồi! Trong tiếng tiêu đó đệ nghe toàn là giết người cả, đây là lần đầu đệ nghe huynh thổi những điệu nhạc như vậy!

Cửu Dương giữ im lặng, Nghị Chánh tiếp:

-Đệ vẫn còn nhớ một lần huynh nói, muốn thổi tiêu cho hay, thì người thổi phải luyện sao cho đạt tới cảnh giới người và tiêu hợp nhất. Khi đạt cảnh giới này, lòng người thổi tiêu sẽ bộc phát theo tiếng tiêu, khi người đó cảm giác cao sơn hùng tráng, tự nhiên tiếng tiêu sẽ có khí thế hùng hồn, còn nếu trong lòng người đó buồn bã như nước chảy róc rách, tiếng tiêu sẽ làm cho người ta cảm thấy du dương.

Phi Nhi từ lúc xuất hiện chỉ đứng lặng bên Phi Yến, lúc này không nhịn được cũng lên tiếng nói:

-Huynh còn gạt bọn muội đến gao giờ?

Nàng vừa nói vừa bước lên đứng sát trước mặt Cửu Dương, dùng đôi mắt tròn to long lanh nhìn thẳng vào mặt chàng:

- Người ta nói ánh mắt con người không giấu được chuyện gì đâu, nhìn ánh mắt của huynh mấy hôm nay muội biết trong lòng huynh đang che giấu một điều gì rất khủng khiếp. Nhưng muội lại không biết đó là chuyện ghê gớm gì? Huynh bảo chúng tôi đưa tất cả những học sinh rời khỏi Đồng Sơn, một mình huynh ở lại. Nếu huynh không tin lời muội thì huynh nhìn muội đi, Thiên Văn, nhìn vào mắt muội nói rằng huynh sẽ ổn đi!

Quả nhiên Cửu Dương không dám nhìn vào mắt Phi Nhi, chỉ biết hướng mắt về những căn lều.

Hai giọt nước mắt rơi xuống trên má Phi Nhi, nàng lấy một tờ giấy ra nói:

-Muội đã đoán trúng rồi phải không? Mà cần chi bọn muội phải đoán mò, bọn muội đã đi gặp anh chàng tú tài họ Nhạc! Thiên Văn, bài thơ này trả cho huynh, đợi đến khi huynh gặp tên ác gian huynh hãy đưa cho hắn!

Cửu Dương biết người tú tài mà Phi Nhi vừa nhắc là Nhạc Tam Nguyên, như vậy họ đã biết mọi chuyện rồi. Nhưng Cửu Dương vẫn tiếp tục giữ im lặng, chậm rãi cầm lấy tờ giấy đã được gấp làm tư, cất vào tay áo chàng.

Đoạn chàng nhìn mọi người một lượt, thở một hơi dài:

-Nếu như mọi người biết cả rồi còn trở lại làm gì?

Nghị Chánh nói:

-Bọn đệ biết cả rồi nên mới trở về cùng sống chết với huynh! Nhưng huynh hãy cứ yên tâm, bọn đệ đã theo lão Trần đưa các cống sinh đến Thạch Môn, Tam Nguyên cậu ấy hiện thời cũng ở chung đó, bọn đệ chính mắt thấy mọi người bình an rồi mới quay về.

Tiểu Tường bấy giờ đang nhìn Cửu Dương đăm đăm, chàng có đôi mắt rất đàn ông, người con gái nào nhìn vào cũng sụm chân run rẩy ngụp lặn trong ánh mắt ấy, chàng còn có nét phong trần, phóng khoáng, ngang tàng, nhưng đầy nghệ sĩ. Nàng cũng nhìn thấy ở chàng một người mãi không bao giờ thiết nghĩ cho mình. Chàng luôn luôn lúc nào cũng nghĩ cho đại cuộc là trên hết, khiến cho trong lòng nàng đã thương lại càng thêm thương chàng. Nàng cũng như Phi Nhi, rơi nước mắt nói:

-Thiên Văn, huynh thật muốn muội bỏ rơi huynh mà đi à? Bao nhiêu năm rồi, huynh còn không rõ tình cảm của muội đối với huynh sao? Muội thật tình yêu huynh lắm! Muội không đòi hỏi gì từ huynh cả, muội chỉ cần được chết bên huynh, thế là mãn nguyện lắm rồi!

Lời này đã làm cho lòng Cửu Dương chấn động mạnh, quay sang nhìn Tiểu Tường, đột nhiên chàng thấy cảm kích nàng hơn bao giờ. Nàng tình nguyện rời khỏi Hàng Châu để sống với chàng trên núi này, cực khổ trăm bề, mùa đông không đủ áo ấm, lương thực cũng cạn, hằng ngày phải tích cực đi săn thú rừng, chẻ củi trồng rau, tóm lại là khổ sở vô cùng nhưng nàng đi đâu làm gì cũng nghĩ cho chàng, chăm chàng từ hành động nhỏ nhất, thế nên không có gì quý giá bằng chân tình, chàng biết chứ.

Thế nhưng...Cửu Dương buông tiếng thở dài. Tiểu Tường nghe chàng thở dài thầm nhủ "muội biết trong lòng huynh đang nghĩ gì, nghĩ về ai, muội biết chứ, nhưng muội tự nguyện, muội cam lòng chấp nhận..."

Tiểu Tường lại khóc, mối tình của chàng và nàng đã bắt đầu như vậy đấy, và cũng sẽ kết thúc như thế. Chàng là người đàn ông đã gởi trọn trái tim cho một người con gái khác, còn nàng, là một con thiêu thân chủ động lao đầu vào lửa.

Nàng xinh đẹp, nồng nhiệt, lại ngoan ngoãn biết nghe lời khiến chàng vô cùng vừa ý. Đổi lại, chàng cũng nuông chiều nàng hết lòng trong khả năng của mình.

Tiểu Tường tựa đầu vào ngực Cửu Dương, nói trong những dòng nước mắt nghẹn ngào:

- Hãy cho muội được theo huynh, muội chỉ cầu như thế thôi, không dám mong gì hơn nữa. Muội cũng biết, trái tim huynh sẽ chẳng bao giờ thuộc về muội cả mà...

Lời yêu cầu tha thiết, lại kèm theo lời hứa nguyện hy sinh, chấp nhận thiệt thòi, không đòi hỏi điều kiện gì, đáng lẽ sẽ khiến những đấng mày râu được phen thỏa mãn cái tôi tự cao, ưa tâng bốc trong mỗi người đàn ông, sẽ khiến họ cảm động ngút trời, để rồi trong niềm vui sướng lâng lâng mà đồng ý không chút do dự.

Thâm tình nhường ấy, đáng thương hèn mọn nhường ấy, gã đàn ông nào còn sắt đá được thì đúng là không phải là người. Đến nước sự đã rồi này, Tiểu Tường không tin chàng vẫn còn tuyệt tình được. Hơn nữa, đàn ông chẳng phải chỉ muốn thêm chứ không muốn bớt sao? Nàng xinh đẹp, dịu dàng, biết chiều chuộng là thế, có gì không tốt?

Nhưng rủi thay chàng lại ngoại lệ, chàng chính là người đàn ông sắt đá hiếm thấy như vậy đấy, chẳng suy nghĩ gì, Cửu Dương thản nhiên lắc đầu.

Trước nàng, chàng đã nhận được vài lời đề nghị kiểu đó rồi, cảm xúc của chàng đã bị chai hoàn toàn. Hơn hết, chàng không quên một người, không biết bây giờ nàng ấy đang ở đâu? Một người thiếu nữ dịu dàng yếu đuối như nàng ấy, ai sẽ chăm sóc, ai sẽ bảo vệ?

Cửu Dương nhìn sâu vào đôi mắt đẹp của Tiểu Tường, chậm rãi nói:

- Trong lòng huynh đời này kiếp này không thể quên sư muội của huynh được, muội cũng biết rồi đó, theo huynh làm gì cho khổ, để rồi lại làm lỡ dở cuội đời muội.

Câu trả lời của chàng khiến Tiểu Tường dù đã lường trước được nhưng vẫn không khỏi nghe nhói trong lòng, nước mắt tiếp tục chảy dài xuống má. Lữ Nghị Chánh nhìn Tiểu Tường ái ngại. Phi Nhi nói:

-Thế thì sao huynh không cùng với mọi người trốn đi?

Cửu Dương nhìn về hướng những chiếc lều, đáp lời nàng:

-Huynh không thể đi, vì nếu huynh không ở lại, chỉ khiến những người họ bị chết oan! E là không chỉ mình họ, huynh lại càng không muốn hắn đưa quân đến càn quét vùng Thạch Môn!

Phi Nhi suy nghĩ một lát, biết không thể nào khuyên chàng được, bèn nói:

-Muội cũng sẽ như Tiểu Tường muội muội, sẽ không bỏ rơi huynh lại một mình!

-Muội cũng vậy! - Phi Yến khóc nói - Muội sẽ ở lại bên huynh! Chỉ cần được ở bên huynh dù không có cơm ăn áo mặc, ngày nào cũng bị đánh mắng sỉ nhục, muội cũng cam lòng!

Phi Yến nói rồi e chàng vẫn đuổi mình đi, rút cây đao đeo sau lưng ra nói:

-Huynh không cho muội ở lại, muội... muội sẽ chặt đứt đôi chân của mình để muội không thể còn bước đi được nữa!

Dứt lời nàng làm thật, vung thanh đao lên.

-Không!

Cửu Dương giật nẩy mình, lập tức đưa tay chộp lấy cổ tay Phi Yến, giằng thanh đao ra khỏi tay nàng.

Phi Yến khóc thút thít nói:

-Muội làm như vậy cũng là vì huynh thôi!

Nói xong nhảy đến ôm lấy cánh tay Cửu Dương, tựa đầu lên vai chàng. Tiểu Tường một bên, Phi Yến một bên. Nghị Chánh thì chẳng có được một nàng! Nhưng trong lòng Nghị Chánh không thấy thiếu thốn gì cả, chỉ thấy tội nghiệp dùm cho Cửu Dương. Nghị Chánh trong lòng nghĩ Cửu Dương cứ đem tim mình giao phó cho người khác, bất biết đúng sai được mất. Yêu người không yêu mình là một kiểu tham gia vào một ván cờ mà những nước cờ sẽ đi là hoàn toàn sai lầm. Nhưng y lại vẫn muốn tiếp tục chơi ván cờ đó, đem tim yêu và xúc cảm ra đặt tất thảy vào một người, dẫu y là một cao thủ chơi cờ nhưng rốt cuộc vẫn nhận ra rằng người đó hoàn toàn không yêu mình. Ván cược lúc này không chênh vênh được mất. Mà là mất hẳn, mất trắng, mất một cách triệt để vốn liếng cảm xúc yêu thương.

Nghị Chánh lại nhìn ba cô gái si tình Cửu Dương không dứt ra được, nhủ bụng chỉ cần Cửu Dương quay đầu lại, không còn đuổi theo hình bóng mơ hồ phía trước mặt là hạnh phúc đang ở ngay phía sau lưng rồi.

Hiểu Lạc khi này nó cũng nhào tới, quàng cả hai tay ôm lấy thắt lưng sư phụ nó, khóc nói:

-Cho dù thế nào đệ tử cũng ở bên sư phụ!

Nhắc lại chuyện tối hôm trước, Hiểu Lạc vào lều Cửu Dương tìm chàng. Mỗi đêm vào giờ này lão Trần thường hay mang trà đến cho chàng, nhưng tối hôm nay ông đang bận kiểm tra lại ngựa và thu dọn hành lý cho cuộc hành trình đến Thạch Môn vào sáng ngày mai. Cửu Dương lại hay có thói quen uống trà vào ban đêm, vừa uống trà vừa soạn Văn Vận Phủ nên lão đã pha sẵn và nhờ Hiểu Lạc mang đến cho chàng. Hiểu Lạc mang trà vào rót ra chum. Cửu Dương đang ngồi viết gì đó lên một trang giấy, chàng nâng chum trà lên uống một ngụm rồi nói:

-Khuya rồi, con cũng đi ngủ đi, ta đi ra ngoài tìm Trần thúc một lát.

Cửu Dương nói rồi đứng dậy đi ra ngoài lều. Hiểu Lạc vâng dạ, toan đậy lại nghiêng mực giúp chàng thì thấy cạnh đó trên tờ giấy có một bài thơ, mực còn ướt, dĩ nhiên là do chàng vừa làm xong, giờ này khuya vậy rồi mà sư phụ còn tâm tình làm thơ, nó nhẩm đọc:

Bình khí điều hoà huyết lưu thông

Dương tâm cầu đạo Pháp ươm mầm

Thiên cơ Khải lộ xuyên Long hội

Tử cấm Thành trì hoá cố hương

Xuất thế hùng anh mấy kẻ tường?

Bất tranh hoà luận khắp muôn phương

Chiến hào xây đắp năm châu phục

Tự do du ngoạn kết tình thương

Nhiên Đăng Cổ Phật tọa Tây Phương

Thành nguyện chân như chỉ rõ đường

Độ nhơn tĩnh tại lên thuyền rỗng

Long qui hòa tụ chốn Thiền môn

Lời thơ nghe như đang khuyên nhủ một người lầm lỡ nào đó, như là đang nói với người đó trước mặt là nước, chỉ cần quay đầu là bờ. Phật đã dạy "quay đầu" là cách thức giải thoát khổ đau, giải thoát tâm thân bất tịnh, để có thể tìm đến bến bờ an vui, hạnh phúc cuộc đời, là tiến trình của từ bi. Triết lý nhà Phật xác định rất rõ, khi người ta quay đầu thì bến bờ ở ngay trước mặt, nhưng khoảng cách từ nơi xuất phát quay đầu cho đến bến bờ an nhiên dài hay ngắn, mau hay chậm, thuận hay nghịch, nó lệ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của mỗi người.

Hiểu Lạc đọc bài thơ xong cảm thấy lạ lắm. Sáng ngày hôm sau nó cùng đoàn người đi Thạch Môn.

---oo0oo---

Khi này trời đã xế chiều, Cửu Dương dẫn đầu nhóm người đi xuống núi, đường xuống Đồng Sơn có ba con đường, nhưng Cửu Dương bảo con đường này xuống núi là dễ đi nhất.

Dọc đường không khí ảm đạm. Trời ui ui muốn mưa. Dáng của những cây tuyết tùng và thiết sam ủ rũ hòa mùi tanh tưởi của bùn lầy tạo nên khung cảnh chết chóc. Khẩu Tâm bất giác rùng mình ghê tởm, ngỡ như đang lạc vào thế giới âm phủ.

Cửu Dương và Lữ Nghị Chánh bước đi rất nhanh ở phía trước, theo sau là ba cô gái, Hiểu Lạc, và Khẩu Tâm. Nhưng Khẩu Tâm bước càng lúc càng chậm lại, tụt hẳn lại phía sau. Cửu Dương đang đi bỗng dừng chân đứng chờ Khẩu Tâm đến gần mình, rồi lấy vẻ mặt rất quan tâm, chàng nói:

-Đại ca đang nghĩ chuyện chi mà thờ người ra vậy?

Khẩu Tâm đáp:

- Có chi đâu, huynh đang nghĩ tới câu "cao sơn ngưỡng chỉ" mà người xưa thường hay bảo. Lúc nãy huynh nhìn phong cảnh ở đây, cảm thấy huynh thật là may mắn, lần đi Bình Lương này chúng tôi ai cũng gặp đại nạn mà không chết, lúc này nhìn núi non hùng vĩ còn thấy đẹp hơn nhiều.

Cửu Dương đưa mắt quét một vòng khung cảnh xung quanh hai người, gật gù. Khẩu Tâm lại nói:

-Tất cả mọi người đang chờ đệ đến tổng đà Hồi Cương để cùng nhau thương lượng tìm cách đối phó Dương Tiêu Phong và quân đoàn của hắn. Nghe tam đệ bảo hắn có gần bốn vạn quân, bên ta chỉ có một vạn rưỡi, thật là khiến cho huynh đây lo lắng quá mà!

Cửu Dương nghe Khẩu Tâm trả lời, lại tiếp tục gật gù.

Mấy người họ lại tiếp tục đi thêm nửa canh giờ nữa. Khẩu Tâm trong bụng rất là sốt ruột, lẽ ra gã đã cùng với đoàn binh sĩ Chính Bạch Kỳ đến đây vây giết tên sư đệ này rồi, nhưng gã lại quyết định tới tìm Cửu Dương một mình, vì gã không thông địa hình trên núi này. Vả lại đường lên Đồng Sơn rất khó đi, mùa đông băng đóng thành một lớp rất dày, có nơi dày tới cả một gan tay nên gã nghĩ chi bằng dụ cho Cửu Dương xuống núi là hay nhất, tới chừng đó quân mai phục có thể dễ dàng bao vây được, nhất cử lưỡng tiện.

Lúc nãy khi rời khỏi lều Khẩu Tâm cứ nhìn thì tưởng chỉ đi theo con đường mà mình đã men theo tối qua là xuống núi được. Ngờ đâu, Cửu Dương lại dẫn gã đi một con đường khác, gã đi mấy dặm đường rồi, mặt đường này lại còn trơn tuột rất khó đi. Địa thế ở đây khác hẳn con đường mà gã đi tối hôm qua, đường đó hai bên lề còn có những tảng đá nhô lên, mặt đường đá cũng lởm chởm, làm cho người ta khá dễ dàng để có thể bám chân vào mặt đường mà bước đi.

Bọn Cửu Dương đi thêm mấy dặm nữa thì con đường bỗng rẽ về bên trái, nhưng chia thành ba ngã. Không biết Cửu Dương sẽ rẽ ngã nào, mà Đồng Sơn lớn như thế, Khẩu Tâm thầm hy vọng Cửu Dương rẽ ngã dẫn đúng vào nơi phục kích của đoàn binh Chính Bạch Kỳ.

Cửu Dương dừng chân lại nhìn mấy ngã đường phía trước, nói:

- Phức tạp thế này, chẳng trách người ta phải lạc đường.

Rồi chọn ngã bên phải mà đi.

Bọn Cửu Dương đi theo hướng tây, một lúc thì thấy hài cốt của một người và một con lạc đà ở ven đường. Cửu Dương thở dài nói:

- Người này nhất định là bị lạc đường rồi, không tìm được lối xuống núi nên bỏ xác lại đây.

Họ lại tiếp tục đi, đường càng dốc hơn nữa, như một nét kẻ thẳng từ trên trời xuống. Không khí càng lúc càng âm u lạnh lẽo. Bên đường lại có một đống xương trắng.

Phi Yến rùng mình, với tay nắm lấy tay Cửu Dương nói:

- Ở đây nhiều hài cốt như thế, không biết những con đường khác còn ghê rợn đến thế nào?

Cửu Dương siết chặt bàn tay thon nhỏ của nàng trong tay mình, như thể muốn trấn an nàng. Nghị Chánh nói:

-Muội lo ở đây có một con quỉ ăn thịt người phải không? Thật ra thì ma quỉ huynh đây không hề ngán, chỉ ngán những hạng người xấu xa!

Con đường này ngoài tiếng chân của mấy người bọn họ không còn tiếng động nào khác nữa. Tứ bề vắng cả tiếng sói tru, vắng tiếng của những con thú khác, Khẩu Tâm cố sức lắng tai nghe lại không có chút âm thanh nào, thậm chí tiếng gió thổi cũng không có. Khẩu Tâm chưa từng gặp phải quang cảnh kỳ lạ và đáng sợ thế này, gã bị không khí tịch mịch làm cho khiếp đảm, thở cũng không dám thở mạnh.

Bọn Cửu Dương đi thêm một lúc lâu nữa thì tới một vực sâu vạn trượng, trên vách đầy những đá tai mèo lởm chởm, nhọn hoắt như dao, một cây cầu dây bắt qua bên kia núi.

Cửu Dương từ khi bắt đầu xuống núi rất ít khi mở miệng nói chuyện, bấy giờ tự nhiên chàng lên tiếng nói:

-Đại ca à, không biết huynh đã từng nghe câu chuyện nói về đại đức Tân Đầu Lô Phả La Ðọa có thói quen mỗi ngày vào nửa đêm thường hay mài dao không?

Khẩu Tâm không biết tại sao Cửu Dương lại tự dưng muốn kể chuyện đời xưa trong lúc này, không khỏi chột dạ, gì chứ trong đời Khẩu Tâm không ngán ai hết, gã chỉ ngán mỗi tên sư đệ này. Dầu võ công của gã có giỏi tới đâu, quân có đông, thiết đầu lôi có sắt bén thì cũng không thể phủ nhận rằng đối phương là nhân vật hết sức đáng sợ.

Khẩu Tâm dầu đang lo lắng mà vẫn bình thản đáp:

-Hình như huynh có từng nghe người ta nói đại đức mài dao rồi tự mình rửa ruột, nghe có vẻ hoan đường quá, nên huynh cũng không biết chuyện này thực hư thế nào nữa.

Khi Khẩu Tâm nói lời này thì Nghị Chánh dẫn đầu nhóm người đã đi tới cây cầu, cầu dây rất hẹp, chỉ đủ để một người qua. Nghị Chánh cũng thấy cây cầu nom có vẻ lắc lẽo như không chịu được trọng lượng của nhiều người cùng lúc nên bảo chỉ một người bước qua bên kia núi hẳn rồi hãy tới người khác. Nghị Chánh nói xong bước lên cầu trước, an toàn sang bên kia núi xong mới theo sau là Hiểu Lạc.

Lại nhắc đến Cửu Dương khi này gật đầu bảo Khẩu Tâm:

-Thật ra sự tích đó là như thế này, năm xưa chiến tranh giữa người Hồi và các Phật tử đã xảy ra ở Tây Tạng, rất nhiều ngôi chùa thờ Phật đều đã bị người Hồi phá vỡ và đốt đi, đại đức Tân Đầu Lô Phả La Ðọa phải cùng một đám đệ tử rời Tây Tạng đi khất thực khắp nơi, khi họ đi xin ăn, vì là khất sĩ nên không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cho mình thứ này thứ kia được. Hơn nữa khi họ đi khất thực nhiều khi phải đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử, họ dùng hành và tỏi trong các món ăn của họ, nhưng đã là khất thực thì ai cho gì mình ăn cái nấy, đại đức vì sợ ăn nhiều hành và tỏi sẽ làm mất bản tánh, nên mỗi ngày đã tự mình rửa ruột.

Cửu Dương nói xong, Khẩu Tâm gật đầu nói:

-Bởi thế cho nên người ta mới bảo ông ta mài dao để tự mình mổ bụng phải không? Vì ông ta không thể dùng con dao không bén mà mổ được bụng.

-Không - Cửu Dương chậm rãi lắc đầu nói - Cái đó là do người ta đồn thổi thôi chứ đại đức ngài ấy lấy ruột ra ngoài bằng cách tụng Hỗn Nguyên kinh để mà xám hối, không phải cần dùng đến dao.

-Thế à - Khẩu Tâm nói - Thế thì sao sự tích này lại luôn nhắc đến chuyện ông ta mài dao vào ban đêm?

Cửu Dương nói:

-Đúng là đại đức thường hay mài dao, nhưng là dùng để cắt những phiến đá mã não Lạt Ma ở trên núi Hy Mã Lạp, khắc lên đó những họa tiết trang trí xong lại đem đi bán. Ngài quyết tâm xây lại một trăm bảy mươi mốt ngôi chùa đã bị chiến tranh tôn giáo tàn phá.

-Ồ - Khâu Tâm cười - Ra là vậy, nếu như thất đệ không nói đại ca cũng chẳng biết, cứ tưởng đại đức mài dao để tự mổ bụng rửa ruột mình như người ta thường hay đồn chứ.

Khi này Phi Yến, Phi Nhi đã sang tới bên kia núi, hội cùng với Nghị Chánh và Hiểu Lạc, Tiểu Tường thì cũng đã gần theo qua.

Cửu Dương nhìn Tiểu Tường, thấy nàng đặt chân lên mặt đất an toàn rồi thì khẽ đặt tay lên thành cầu, nói:

-Thế còn đại ca thì sao? Đại ca mỗi ngày dùng cái gì để rửa ruột đây?

Cửu Dương khi nói câu này giọng rất bình thản, nhưng Khẩu Tâm lại nghe như có tiếng sấm nổ ầm ầm bên tai gã, bàn chân định bước lên cầu đột nhiên khựng lại, còn chưa đáp gì thì Cửu Dương tiếp:

-Đại ca đã giết chết bao nhiêu người của bang hội, đã dùng máu của họ để rửa phải không? Nhưng như vậy thì e là càng rửa cho nhiều, ruột của đại ca lại càng thêm tanh hôi.

Dứt lời, bàn tay đang vịn lấy thành cầu liền giật mạnh một cái, một tiếng phựt vang lên rồi cây cầu dây lập tức bị đứt thành hai đoạn. Cửu Dương nghe bên kia núi có nhiều tiếng gọi tên chàng.

Khẩu Tâm bấy giờ còn đang rất bất ngờ, miệng há hốc, thì Cửu Dương đã nhìn xoáy vào gã lạnh giọng nói:

-Mãi đến hôm nay mà đại ca còn chưa biết thân mình đầy tội lỗi hay sao, còn định đóng kịch với đệ đến bao giờ? Đại ca ra tay thật tàn nhẫn với Tam Nguyên, huynh thật đã làm đệ thất vọng!

Nhắc lại chuyện Nhạc Tam Nguyên sau khi rơi xuống vực thẳm vẫn còn sống nhưng phải mất một khoảng thời gian mới đi lại được, trên đường đến Tứ Xuyên chàng lại bị quân sĩ của Khẩu Tâm phát hiện, ngày đêm liên tục đuổi giết chàng. Nhạc Tam Nguyên trong một lần giao chiến bị thương đầy người, vết thương cũ xen lẫn vết thương mới, nhưng một lần nữa đã chạy thoát được. Chàng đã không dám chậm trể, mang theo thương tích đến được Đồng Sơn. Nhạc Tam Nguyên thấy có một đám tú tài đang đứng chẻ củi đã cố gắng hết sức chạy tới đó với hy vọng báo được tin.

Bản năng cầu sinh thường tạo ra cho con người khả năng phi thường tưởng chừng không sao làm nổi. Khi Nhạc Tam Nguyên chạy được đến trại của các cống sinh thì y phục nhuốm đầy máu gần như không còn chỗ nào không bị nhuốm đỏ, cho dù không bị vết thương trí mạng cũng vì mất máu mà ngã gục từ lâu, thế mà còn gắng sức đến được lều của Cửu Dương bốn năm bước mới chịu gục xuống.

Lại nói tiếp chuyện Khẩu Tâm, khi này nhìn Cửu Dương, cười nói:

-Thất đệ, đệ cần gì phải thất vọng đến vậy? Thật sự thì đại ca vẫn mãi là đại ca của đệ, điều này vĩnh viễn sẽ không bao giờ thay đổi, chỉ có điều duy nhất không còn giống lúc xưa nữa, đại ca không còn cầm cờ nêu cao chính nghĩa phản Thanh phục Minh, mà hiện tại, ta là mệnh quan phò trợ cho triều đình Mãn Châu.

Rồi chợt nhớ tới lời một người, Khẩu Tâm tiếp:

-Nhưng nếu đệ chịu theo đại ca, chúng ta vẫn sẽ là anh em, đệ vẫn là viện trưởng của Hắc Viện, hoặc với tài nghệ của đệ đó, Phủ Viễn tướng quân sẽ dốc lòng đề bạc cho làm quan, từ nay cả hai huynh đệ chúng ta vinh hoa phú quý cùng hưởng bất tận, thế nào?

Cửu Dương nhìn bộ mặt Khẩu Tâm đang cười nói nhăn nhở với mình, tự nhủ hắn võ nghệ cao cường, đương thời là một nhân tài kiệt xuất rạng danh môn hộ, vốn là người tận trung báo quốc, hành động trung dũng, xử sự cương trực, nay biến thành thế này chỉ vì hai chữ phú quý sao? Cửu Dương lắc đầu thở dài.

-Thật không ngờ - Cửu Dương nói - Bấy lâu nay đệ kính huynh nhiệt tình chánh trực, nhưng bây giờ huynh lại biến thành một kẻ ích kỷ háo danh đến như vầy, huynh thật sự không còn chút gì là đại ca Khẩu Tâm mà đệ từng quen biết nữa. Đệ sẽ không bao giờ theo huynh, đi làm chó săn cho đám người ngoại tộc, và đây cũng là lần cuối cùng đệ gọi huynh hai tiếng, Đại Ca! Từ nay hai người chúng ta ân đoạn nghĩa tuyệt!

-Ta đã sớm biết thế nào ngươi cũng sẽ nói như vậy - Khẩu Tâm thở hắc ra - Không biết Tần Thiên Nhân hắn đã cho bọn các ngươi ăn phải bả gì, mà bọn Trương Quốc Khải, Tàu Chánh Khê cũng nói y như ngươi, tình nguyện đi chết cho hắn, thật là một lũ ngu ngốc không biết nắm lấy cơ hội tốt!

Khẩu Tâm nói đoạn ngưng một chút rồi tiếp:

-Ngươi bảo ta chỉ lo nghĩ đến bả vinh hoa phú quý, mà cam tâm phản bội người mình, đi làm chó săn cho một lũ ngoại bang. Vậy để ta hỏi ngươi, người mà bọn các ngươi luôn tôn kính, Tần Thiên Nhân thì thế nào? Ngươi trả lời ta hắn và nhóm người của hắn, miệng luôn nói chính nghĩa, nhưng lúc nào trong hội cũng đầy rẫy những kẻ nghèo đói, Hoàng Hà vỡ đê hằng năm dân chúng chết nhiều không đếm xuể, nhà nhà không đủ ăn không đủ mặc, khổ sở triền miên, bọn hắn dốc toàn sức lực nhưng đã cứu được bao nhiêu cái mạng? Chỉ với hai chữ chính nghĩa là có thể no bụng à? Lại nữa, bọn hắn bây giờ cũng có hơn gì ai? Cũng trở thành những thây ma không nơi chôn cất thôi! Có gì là tốt? Trái lại, những người như ta theo Phủ Viễn tướng quân, tất cả những binh sĩ trong đoàn binh Chính Bạch Kỳ không cần biết là dân tộc gì, ai nấy đều cơm no áo ấm, gia đình hằng tháng đều đặng nhận được lương bổng, không phải là tốt hơn sao?

Cửu Dương nghe bảo những người sư huynh của mình đã chết cả rồi, đau lòng không tả được, giọng nói cũng bắt đầu run lên, chàng nhìn trừng trừng Khẩu Tâm nói:

-Ngươi đã hỏi thế thì ta cũng hỏi ngươi một câu, ngươi trả lời ta biết, lương bổng từ đâu mà bọn binh sĩ và ngươi nhận được? Cũng là từ của dân! Triều đình hằng năm đánh thuế cao ngất ngưỡng, nhưng không đem số bạc đó đi đắp đê khoanh vùng để cứu nạn lũ lụt, mà lại đem số tiền đó đổ vào chiến trường tây bắc, Cao Ly, bọn người trong quan trường chỉ muốn bành trướng thế lực của họ, không màng dân chúng đói khổ ra sao, ngươi đừng nói với ta là ngươi không biết!

Cửu Dương nói rồi cảm giác khó chịu trong lòng không hề giảm xuống mà càng dâng lên cao, một nỗi thất vọng tràng trề không xiết kể được, song nỗi thất vọng về Khẩu Tâm thì ít, mà thất vọng về chính bản thân mình thì nhiều. Cửu Dương không ngừng tự trách suốt đời chàng theo Mã Lương phu tử học thuật tướng số, lại không nhìn ra được lòng dạ của người mà chàng từ nhỏ tới lớn gọi bằng đại ca. Năm xưa Mã Lương có lần nói với chàng, đừng đặt hết niềm tin vào ai đó, hãy giữ lại một ít cho riêng mình. Để khi mất niềm tin vào người đó ta còn bản thân mình để tin...

Cửu Dương còn đang suy nghĩ, bỗng Khẩu Tâm ném vào người chàng một vật, lập tức giơ tay đón lấy. Khẩu Tâm cười nói:

-Nhân tiện chúng ta nói chuyện vinh hoa phú quý, cái vật đó tặng ngươi!

Cửu Dương mở tay ra, một cây trâm ngọc hoa mai nằm gọn trong tay chàng, trâm cài này là của sư muội chàng, chàng biết, vì nó cũng chính là do chàng khắc tặng nàng, nó là một phần của một khối ngọc mà hai năm trước chàng cướp được từ một hộ nhà quan ở An Tây.

Lúc chàng đưa quà cho nữ thần y, Lâm Tố Đình ở đâu đi vào bắt gặp đã nhào tới giật lấy cây trâm, cười nói:

-Ể! Thất ca, ca vừa đi cướp bóc người ta về có phải không?

Chàng đã đoạt lại cây trâm từ tay Lâm Tố Đình, cũng cười nói:

-Cái gì mà cướp với bóc? Muội đây nói thật khó nghe, phải nói là huynh đã đi hành hiệp trượng nghĩa về, nhân tiện lấy cái trâm này cho muội ấy để muội ấy dùng chống tà!

-Thất ca huynh thật không công bằng chút nào - Lâm Tố Đình dậm chân nói - Mỗi lần đi "hành hiệp trượng nghĩa" là đều lấy đồ về cho muội ấy, có bao giờ lấy thêm cái gì về cho muội để muội chống tà không?

Cửu Dương nhớ lúc đó chàng chỉ cười trừ, rồi giúp nữ thần y cài trâm lên tóc nàng, không ngờ cây trâm đó đã trở thành vật trang điểm nàng ưa thích nhất. Lúc nào chàng cũng nhìn thấy nàng cài cây trâm hoa mai này. Chàng khắc trâm hoa mai, vì có lần nàng bảo trong các loài hoa nàng thích nhất là hoa mai. Nàng nói muốn chàng đưa nàng đi tìm một ngọn núi mọc toàn loại hoa màu vàng, một màu vàng sáng rực cả một góc trời, như thể ai đó lấy một chum vàng khổng lồ rót lên đỉnh núi cho chảy đều xuống khắp các triền dốc...

Cửu Dương cầm trâm ngọc trong tay chàng, thấy nó nhỏ bé như chính sư muội chàng vậy, tự nhủ một cô gái mềm yếu ngây thơ thế này mà phải một mình kháng cự với bao nhiêu quân binh, trong lòng chàng dấy lên nỗi thương xót, muốn ngay bây giờ có thể ôm lấy nàng, siết chặt nàng vào lòng. Chàng thực rất muốn trở về quê nhà của mình, nơi có trường học, có bờ hồ của chàng, bấy nhiêu lâu đi lại trong chốn giang hồ, chàng đã mệt mỏi, đã quá chán chường ân oán của nhân gian, không muốn sống những ngày tháng phiêu bạt nữa, chỉ muốn về lại quê nhà sống cho hết kiếp. Nhưng ngay sau đó chàng định thần lại, nghĩ kỹ về tình hình trước mắt.

Cửu Dương nắm chặt cây trâm, điểm mặt Khẩu Tâm nói:

- Khẩu Tâm! Ngươi đã phản bội bang hội, giết các huynh đệ của ta. Nếu hôm nay ta không ra tay giết ngươi thì những người đã chết sẽ không được an giấc. Ngươi sử dụng gian kế, bán rẻ lòng tin cậy của mọi người, bất luận thế nào, hôm nay cũng đừng hòng trốn thoát. Ngươi muốn thoát thân thì chỉ là ảo tưởng mà thôi. Lên đi!

Khẩu Tâm cũng chỉ mặt Cửu Dương mà nói:

- Thì ra ngươi cũng khẳng khái lắm, nếu muốn đi chết để gặp bọn Tần Thiên Nhân và con mụ già Cửu Nạn thì ta đây cho ngươi toại nguyện!

Cửu Dương vốn biết sư thái đã bị giết hại, nhưng nghe từ miệng của Khẩu Tâm lòng vẫn cảm thấy rất đau, chàng cất cây trâm vào trong áo nói:

- Tần Thiên Văn ta thề nếu không đánh thắng được ngươi, ta sẽ lập tức tự sát ngay, không cần ai giết!

Khẩu Tâm từ lâu rồi không tỉ võ với Cửu Dương, không biết bấy lâu nay người sư đệ này của gã võ công đã tiến bộ tới đâu rồi, lúc nãy là nói cứng như thế thôi chứ trong bụng Khẩu Tâm có phần ngại ngần, mới chần chờ chưa chịu ra tay ngay. Cửu Dương thấy vậy nên nói:

- Ngươi lên đi! Ta nhường ngươi trước bốn chiêu.

Khẩu Tâm nghe vậy cả mừng, hô lớn:

- Được!

Dứt lời lập tức phóng đến, tấn công liền bốn chiêu. Cửu Dương liên tục đảo người né tránh cước pháp của Khẩu Tâm, quả nhiên không đánh trả. Sang đến chiêu thứ năm chân trái Khẩu Tâm bay đến đá quét ngang qua, Cửu Dương tung người nhảy lên tránh. Đột nhiên chân phải Khẩu Tâm lại đá lên, theo quyền thuật thông thường, khi đối thủ đã nhảy khỏi mặt đất thì dĩ nhiên mình phải lập tức tấn công, vì đối thủ đang lơ lửng trên không thì khó tránh né hơn.

Khẩu Tâm nhằm vào khoảng trống, bộ vị rất chính xác, trong lòng nghĩ hễ mà Cửu Dương rơi xuống là đúng vào đòn cước của mình. Đây chính là yếu quyết tuyệt diệu của Đại Mã La Hán Thần Quyền của Nam Thiếu Lâm, khiến cho đối thủ bị bất ngờ khó đề phòng. Nhưng Khẩu Tâm và Cửu Dương học cùng một thầy, Cửu Dương nhìn xuống thấy cước pháp của Khẩu Tâm đang chờ mình phía dưới, bèn phất mạnh ống tay áo, ống tiêu trong áo chàng liền lao ra, điểm thẳng xuống lòng bàn chân Khẩu Tâm.

Mắt Khẩu Tâm thấy Cửu Dương sử dụng chiêu này hết đường tránh né, chỉ còn cách lấy công làm thủ, bất đắt dĩ phải xê dịch bàn chân, thu cước về rồi nhanh chóng xuất một cước đá ống tiêu văng vào một tảng đá nằm gần đó. Ầm! Cả đá và tiêu đều vỡ nát ra thành từng mảnh nhỏ.

Khi chân Cửu Dương vừa chạm đất, Khẩu Tâm lại lao tới xuất thêm một loạt đòn quyền. Cửu Dương cũng dùng đòn quyền đánh trả lại. Trong một lần Khẩu Tâm tung một nắm đấm vào giữa ngực Cửu Dương, Cửu Dương liền nghiêng người một chút cho tay Khẩu Tâm trượt qua vai phải của chàng, rồi dùng lưng bàn tay, Cửu Dương phát ra một đòn vào nách của Khẩu Tâm. Đòn tay mạnh và đi rất nhanh, bộ vị ảo diệu vô cùng, bất luận Khẩu Tâm có tránh né thế nào cũng không kịp. Nghe "bốp" một tiếng, Khẩu Tâm trúng đòn rêm cả nửa thân trên, vừa kinh hãi vừa giận giữ, vội nhảy ra khỏi vòng chiến hai thước, trợn to mắt dữ tợn nhìn Cửu Dương. Công phu nhập môn của phái Thiếu Lâm khi Võ Thánh dạy võ cho Khẩu Tâm, đầu tiên là Dịch Chân Kinh luyện khí, rồi đến bộ quyền đầu tiên chính là bộ này. Khẩu Tâm không ngờ một chiêu Thiết Chi Quyền rất bình thường mà Cửu Dương lại sử dụng có oai lực như vậy, gã không nén nổi phải thở ra một hơi.

Khẩu Tâm vừa thu quyền về, chưa đều được khí thì mắt lại nhác thấy Cửu Dương phóng tới xuất liền ba cước pháp. Cửu Dương vốn coi kẻ ác như kẻ thù, nên hạ thủ không chút dung tình, những đòn chân này đi tới rất nhanh, gió lồng vào ống quần chàng rít lên nghe lồng lộng, cảm tưởng chừng như đá trúng vào thân cây tùng đại thụ cũng làm cho cây phải gãy đôi.

Khẩu Tâm thấy Cửu Dương bắt đầu xuất cước, trong lòng thầm than khổ, gã đương nhiên là biết cước pháp chính là sở trường của Cửu Dương. Hai người qua lại nãy giờ đã được ba mươi chiêu. Trong một lần Khẩu Tâm thấy chân phải của Cửu Dương bước chéo một bước ba mươi độ, gối bên chân trái hơi chùng xuống, thì biết Lôi Phong cước sẽ được Cửu Dương chuẩn bị xuất ra. Khẩu Tâm bèn xuất Thôi Sơn Tống Thủy ra cũng nhanh không kém. Bàn chân trái của Khẩu Tâm xoay ngang, sau đó nhanh như chớp dùng bàn chân phải tiến sâu vô giữa hai chân của Cửu Dương theo thế hổ tấn. Sau khi khóa chặt lại cước pháp của Cửu Dương rồi, Khẩu Tâm mới dùng gu thứ hai của ngón giữa bên tay phải điểm vào vùng chấn thủy của Cửu Dương.

Cửu Dương thấy Khẩu Tâm phản ứng không tệ, nhếch môi cười một cái, rồi hoàn toàn không một chút lúng túng giơ tay trái gạt mạnh tay Khẩu Tâm về phía bên trái, tiện thể theo đà gạt đó mà xoay mình vụt sang bên trái khiến cho chân chàng móc vào chân Khẩu Tâm.

Bịch! Thân hình chắc nịch như núi của Khẩu Tâm ngã sấp mặt xuống đất, nhưng rất nhanh đứng bật dậy ngay. Gã còn chưa kịp kêu rên, lại thấy Cửu Dương quay phắt lại dùng đòn chân Di Ảnh Câu Liêm xuất ra. Cửu Dương lui chân trái một bước, bước chân phải tréo qua trái, xoay lưng rồi dùng gót trái đá một đường ngang qua bụng Khẩu Tâm.

Binh! Khẩu Tâm trúng thêm một cước hiểm nữa vào bụng, thân hình xiểng liểng như một cây cỏ bông lau bị gió thổi tạt nghiêng sang bên. Chưa đứng thẳng được người dậy, thì Cửu Dương lại xuất tiếp cước pháp Di Tả Bàn Long, Cửu Dương lướt chân trái thốc gót tới bên trái, chân phải đá ngang, tạt cạnh bàn chân vô hông Khẩu Tâm.

Bốp! Khẩu Tâm vừa đau vùng bụng, vùng vai, vừa rêm cả vùng sương sườn, cũng chưa kịp lên tiếng rên rỉ thì lại lãnh thêm Lưu Vân Xuất Truật. Cửu Dương không cần thu hồi cước pháp vừa mới xuất khi nãy, mà xoay mạnh người, vung tay trái gạt tay Khẩu Tâm để tung chân trái móc gót vòng lên đạp vô ngực.

Bốp, một âm thanh lớn và gọn nữa vang lên, Khẩu Tâm liên tiếp bị trúng mấy chiêu, may mà công phu của gã thuộc hàng thượng thừa nên chưa bị nội thương. Nhưng sau khi trúng liên tục mấy độc cước này thì Khẩu Tâm không còn dám khinh xuất nữa, vừa đánh vừa cầm chừng tầm đá của Cửu Dương.

Lần này Cửu Dương rùn mình xuống lấy trớn, phóng lên rồi xuất chiêu bay đá ngang. Khẩu Tâm thoáng thấy chân Cửu Dương chùng xuống thì đã biết Cửu Dương đang lấy thế cho Long Phi Cước. Quả thật đúng là chiêu đó, Khẩu Tâm thấy một chân Cửu Dương co vào, chân kia duỗi ra, bàn chân duỗi thẳng đó sắp sửa tống vào mặt gã, bèn mau chóng giơ hai bàn tay lên, thành công bắt được một chân của Cửu Dương.

Khẩu Tâm bắt được một bàn chân của Cửu Dương rồi, thở phào một tiếng, nhưng chưa kịp vận quyền vào tay để kéo Cửu Dương ngã xuống thì một chân đang co của Cửu Dương bỗng xuất hiện, duỗi thẳng ra đạp vào cổ Khẩu Tâm. Bốp! Khẩu Tâm bất ngờ bị đạp trúng một đạp phải buông chân Cửu Dương ra. Cửu Dương cũng ngay sau đó theo đà chân đạp vào cổ Khẩu Tâm phóng lên trên cao hai thước, xoay mình vòng vòng như chong chóng rồi đáp xuống đứng trên hai vai Khẩu Tâm, dùng hai chân kẹp chặt đầu Khẩu Tâm lại.

Mồ hôi lạnh đổ ra đầy trán, Khẩu Tâm nhận biết hai chân Cửu Dương đang dần xiết chặt lấy cổ gã, trong lòng rất là kinh hãi không sao tả được, gã biết nếu gã còn chần chờ thêm một chút nữa là cái cổ của gã sẽ bị đôi chân Cửu Dương bẻ cho gãy rụp. Khẩu Tâm bèn cho tay vào áo rút thiết đầu lôi, quất một đường thẳng từ dưới đất quất lên.

Bị phản đòn, Cửu Dương buộc lòng phải dùng một chân đạp lên đầu Khẩu Tâm rồi nhảy lên tránh thiết đầu lôi đang sắp sửa quật trúng vào mặt mình, sau đó đáp xuống đất, đứng sau lưng Khẩu Tâm.

Khẩu Tâm thoát được cửa tử thần trong gang tấc, vẫn còn chưa dám thở phào nhẹ nhỏm vì gã bỗng nhiên không thấy Cửu Dương đâu, bèn quay phắt người lại, cầm thiết đầu lôi trong tay la lên một tiếng rồi hướng vào Cửu Dương ném ra. Khẩu Tâm vũ lộng sợi xích sắt trong tay, hàn quang từ thiết đầu lôi chớp nhoáng đầy trời, kình phong rít lên veo véo, gã ném thiết đầu lôi tới tấp nhưng Cửu Dương đều tránh được cả.

Khẩu Tâm thấy Cửu Dương biến chiêu rất nhanh, thiết đầu lôi trong tay gã không thể nào chụp trúng vào Cửu Dương được, kinh hãi nghĩ thầm "võ công của hắn quả nhiên phi thường. Thân pháp của sư phụ năm xưa cũng không thần tốc đến thế." Quả thật Cửu Dương càng đánh càng lúc càng nhanh hơn, bóng dáng xuyên qua xuyên lại. Các chiêu thức được phát ra từ thiết đầu lôi tuy tinh xảo nhưng nhất thời chưa làm gì chàng được.

Lữ Nghị Chánh, Hiểu Lạc, Lộ Phi Nhi, Lộ Phi Yến và Tiểu Tường đứng bên kia vực thẳm cả mừng khi ngó thấy Cửu Dương khi này hoàn toàn làm chủ tình hình. Năm người không ngừng vỗ tay reo hò.

Khẩu Tâm và Cửu Dương hai bên qua lại đã được gần bảy mươi chiêu rồi. Thêm ba mươi chiêu nữa, Khẩu Tâm trên mình mặc áo khoác dài cộm, cũng bất giác không lạnh mà run. Gã bèn một lần nữa cho tay vào áo, thêm một sợi xích sắt nữa xuất hiện. Khẩu Tâm xoay mình một vòng lấy trớn, eo hông thả lỏng, trầm vai xuống, buông chỏ xuống theo, rồi ném cặp binh khí ra phía trước.

Vù! Vù! Cửu Dương không ngờ Khẩu Tâm có đến một cặp binh khí, chàng thấy cặp "lồng chim" đó bay tới vây hai bên tả hữu của mình, kinh hoảng trong lòng, nhất thời không biết xử trí ra sao. Nhất là trong bao nhiêu năm chàng chưa bao giờ thấy Khẩu Tâm sử dụng một đôi thiết đầu lôi như vầy.

Khẩu Tâm thấy mặt Cửu Dương kinh ngạc không để đâu cho hết, hai con mắt trợn lên nhìn mình, thì cười gằng một tiếng nói:

-Thế nào? Thất sư đệ! Nhà ngươi bất ngờ lắm phải không? Trước đây cặp thiết đầu lôi này ta không bao giờ sử dụng chúng cùng lúc, ngươi biết vì sao không? Vì cái thiết đầu lôi thứ hai này ta chỉ dành để đối phó ngươi!

Quả nhiên Cửu Dương lúng túng thật sự. Khẩu Tâm lại ném thiết đầu lôi ra. Cửu Dương xoay người nửa vòng tránh thiết đầu lôi đang tấn công chàng bên phải, nhưng khi này sau lưng chàng lại để lộ sơ hở rất lớn. Khẩu Tâm thấy cơ hội tốt bèn hạ thủ không chút lưu tình, vung sợi dây xích thứ hai ra, chiếc "lồng chim" bay vèo tới túm lấy vai trái Cửu Dương. Khẩu Tâm giật sợi dây xích về, tức thì bốn cạnh nhọn trong chiếc "lồng chim" đâm phập vào vai Cửu Dương.

Cửu Dương thét lên một tiếng trong đau đớn. Năm người đang đứng bên kia núi cũng hét lên, liên tục gọi tên chàng.

Trong lúc mọi người la hoảng thì Cửu Dương lấy cây trâm cài tóc của sư muội chàng ra, phóng mạnh vào cổ Khẩu Tâm, khiến cho Khẩu Tâm phải nghiêng người sang một bên mà tránh né. Cửu Dương mới có thể gỡ được mấy cây dao trên vai mình ra, rồi nhảy lùi lại ba bốn bước.

Bốn cái lổ trên vai Cửu Dương khi này không ngừng tứa máu, chiếc áo trắng chàng đang mặc bỗng nhiên nhuộm đỏ nửa thân người. Khẩu Tâm lại tiếp tục vung tay, nhưng lần này thiết đầu lôi chỉ quẹt trúng vào ngực Cửu Dương làm rách một mảnh vải trên mình chàng.

Dù sao thì Cửu Dương vẫn là cao thủ nội gia, lâm nguy không loạn, bèn lùi lại thêm mấy bước nữa, trấn tĩnh tinh thần để tiếp chiến. Nhưng chàng cảm giác dường như Khẩu Tâm khi sử cặp thiết đầu lôi, trọng tâm của gã hình như có vẻ được cân bằng hơn, nên bộ pháp và động tác của gã cũng nhanh nhẹn và lợi hại hơn bình thường rất nhiều.

Khẩu Tâm đương nhiên là biết bây giờ gã đang ở thế trên, Cửu Dương chỉ còn đường phòng thủ cho nghiêm mật, Khẩu Tâm biết khi thiết đầu lôi ép tới gần, Cửu Dương chỉ đánh trả mấy chiêu rồi lại thu song quyền về giữ chặt môn hộ, dĩ nhiên không thể nào nhập nội được.

Bên kia núi, Phi Yến thấy tình hình Cửu Dương bất lợi, muốn phi thân bay qua vực thẳm để trợ giúp cho chàng nhưng trong năm người bọn nàng không có ai có đủ năng lực để bay qua bên đó được. Nàng không dám nhìn nữa, ôm lấy Hiểu Lạc mà khóc rưng rứt.

Lữ Nghị Chánh cũng liên tục đấm hai tay vào nhau nói:

-Thiên Văn, bất kỳ loại binh khí nào, dù cho có lợi hại nhất nhì võ lâm hoặc gì gì chăng nữa cũng có yếu điểm, huynh hãy ráng cầm cự, từ từ quan sát rồi tìm cách phản đòn!

Phi Nhi cũng nhận thấy từ nãy đến giờ Cửu Dương toàn là nghiêng người lẩn tránh thiết đầu lôi hai bên phải trái, nghĩa là loại binh khí này chỉ có thể phát huy tối hậu khi ở cách mặt đất chừng hơn thước, nàng nói với Nghị Chánh:

-Lữ huynh nhìn kìa, nếu như Thiên Văn huynh ấy muốn khắc chế cặp thiết đầu lôi thì nên lặn vào nhập nội...

Nghị Chánh hai mắt sáng lên, nhưng chưa kịp la lên cho Cửu Dương nghe thì Tiểu Tường đã bắt hai tay làm loa, hô lớn:

-Thiên Văn, phản công bằng cách áp sát mặt đất!

Cửu Dương nghe vậy lập tức làm theo, tay trái chống xuống đất, tư thế gần như nằm nghiêng, Cửu Dương lấy trớn trượt thân hình lao đi, như khi một người bị té trên tảng băng trơn mà trượt một đoạn. Hông trái Cửu Dương hạ xuống, vai trái cũng buông thấp xuống, Cửu Dương sử Ngọa cước trượt rất nhanh, đến gần Khẩu Tâm rồi, Cửu Dương liền co chân phải lại rồi tông ra một cú đá nhằm ngay vào phần cổ chân trụ Khẩu Tâm.

Về phần Khẩu Tâm thì cặp binh khí mới vừa được gã ném ra, Cửu Dương đang đứng ở trước mặt gã đột nhiên biến mất. Gã còn đang định thần, chưa kịp thu chiêu thì mắt cá chân trái đã bị đốn một cái khiến cho thân hình gã chúi về trước.

Hai người họ khi này đứng áp lưng vào nhau. Chỉ chờ có thế, Cửu Dương lại dùng thế đá Tảo Hậu Cước, chân tảo quét ra sau, nhưng Khẩu Tâm phản ứng rất nhanh bằng cách nhảy lên tránh cú đá này, hai người quay vụt người lại đối diện nhau.

Bây giờ Khẩu Tâm không ném hai sợi dây xích tấn công hai bên vai của Cửu Dương nữa, mà điều chỉnh sao cho cặp thiết đầu lôi khi ném ra một cao một thấp, tấn công vào vùng hạ bộ và ngực của Cửu Dương, đề phòng Cửu Dương lại áp sát đất tiếp cận gã một lần nữa.

Cửu Dương khi này lại một lần nữa rơi vào thế quẩn. Chàng biết chàng không thể nào triển khai những cú đá dùng cạnh bàn long được nữa rồi, cạnh bàn long tức là phần tiếp giáp giữa mu bàn chân và lòng bàn chân gần ngón út, loại cước pháp đó tuy lợi hại thật, những đòn chấn khớp có uy lực vô cùng khủng khiếp nhưng thế đá đó chỉ có thể xuất ra ở tầm cực thấp, nghĩa là chàng phải nhập nội thêm một lần nữa mới có thể phát uy được. Nhưng Khẩu Tâm khi này thủ kín như bưng, Cửu Dương chỉ có thể chờn vờn chạy quanh lừa thế trong tuyệt vọng.

Phía bên kia núi Tiểu Tường và Nghị Chánh nhìn nhau chẳng biết phải làm gì để giúp cho Cửu Dương được nữa, hai người lại cùng lia mắt sang Phi Nhi.

Phi Nhi đang nhíu chặt cặp chân mày, bỗng nhớ ra một điều, vội quay sang Phi Yến:

-Đưa cây quạt cho tỉ!

Phi Yến không dám chậm trễ, lấy quạt ra đưa Phi Nhi. Nghị Chánh, Phi Yến, Tiểu Tường và Hiểu Lạc không biết Phi Nhi định dùng cây quạt của Cửu Dương để làm gì, thì nghe nàng thét lên một tiếng trợ oai, Phi Nhi dùng toàn bộ sức lực ném cây quạt quay vù vù xé gió bay qua bên kia núi. Mọi người còn chưa biết Phi Nhi làm thế có ích gì, thì thấy cặp thiết đầu lôi của Khẩu Tâm bỗng dưng nhập làm một.

Thì ra cây quạt mà Phi Nhi ném ra là do ba chị em nàng đã làm cho Cửu Dương, cây quạt này nan quạt được làm bằng một loại nam châm rất đặc biệt, nên đã tạo nên một từ trường rất mạnh, "hút" đi hai chiếc lồng chim làm cho chúng đang quay vù vù từ hai phía bỗng nhập lại, hai sợi xích cũng quấn vào nhau, dính chặt thành một khối.

Khẩu Tâm còn đang trợn tròn mắt kinh ngạc, không biết làm sao để gở hai sợi dây ra, thì đã thấy Cửu Dương thừa cơ hội này phóng tới nơi. Khẩu Tâm bèn vung tay một cái, dây xích quét ngang qua ngực Cửu Dương, nhưng Cửu Dương đã nhanh nhẹn cúi người xuống rồi lòn dưới xích sắt.

Tiếp cận Khẩu Tâm được rồi, Cửu Dương quát một tiếng như sấm nổ. Khẩu Tâm còn đang kinh hoảng, chợt thấy thân hình Cửu Dương tự dưng tách ra làm hai, không biết bên nào thật bên nào hư, gã còn đang kinh ngạc, lại thấy bốn bàn chân Cửu Dương cùng lúc xuất đòn, cước pháp được phóng ra từ bốn phía, nhanh hơn chớp giật, cùng lúc đá bốn cú trí mạng vào vùng ngực, lưng và hai bên hông của Khẩu Tâm.

Hự một tiếng vang lên, cặp thiết đầu lôi trên tay Khẩu Tâm rơi bộp xuống đất, rồi thân hình của gã cũng rơi xuống đất theo.

Khẩu Tâm hộc ra một ngụm máu, quờ quoạng hai tay để ngồi dậy, gã thấy Cửu Dương sử dụng cước pháp hết sức xảo diệu mà gã chỉ thấy có hai lần trong đời, cước pháp này quả nhiên bất phàm.

Khẩu Tâm vừa thổ quyết vừa nói:

-Song Phi Vô ảnh cước.... ngươi biết Song Phi Vô ảnh cước...

Cửu Dương dùng chân trái đạp lên hai sợi dây xích, trả lời:

-Lúc nãy ngươi nói cặp thiết đầu lôi này ngươi không bao giờ sử dụng chúng cùng lượt, chỉ dành để đối phó với riêng ta, thế thì ta cũng cho ngươi biết, Vô ảnh cước này là do sư phụ dạy ta, người nói một ngày ta sẽ cần nó để đối phó ngươi!

Khẩu Tâm nghe trả lời lửa giận trong lòng gã dâng cao phừng phực, nhớ năm xưa khi Võ Thánh còn sống, đã dạy gã cả bộ ba mươi sáu cước pháp của Thiếu Lâm. Cước pháp có bốn loại là tiền cước, hậu cước, hoành cước và phi cước. Mỗi loại phân chia thành nhiều môn, tiền cước thì dùng chân đá về phía trước, bộ nầy gồm chín môn. Hậu cước có ba môn dùng bàn chân đá về phía sau. Hoành cước lấy chân đá vòng và phi cước cũng gồm ba môn nhưng chùng đôi chân bay lên để đá. Võ Thánh đã bảo là khi gã học được hết thảy các đòn đá này, sẽ dạy Vô ảnh cước pháp, thế là trong vòng năm năm ngày nào gã cũng tích cự luyện tập các đòn đá không ngừng nghỉ, bất kể là mưa nắng hay xuân hạ thu đông, rồi gã cũng đã thể hiện gần như được hết tất cả hai nguyên tắc của một cao thủ chuyên sử cước pháp là tốc độ và sức mạnh, cũng xuất được hầu hết tất cả các thế đá bay đa dạng, kết hợp với đá xoay, đá cao, đá song phi hay đá liên hoàn, gã đều khai thác một cách hoàn mĩ. Thế mà cuối cùng Võ Thánh đã không giữ lời hứa!

-Thằng khốn Giác Viễn - Khẩu Tâm giơ tay quẹt vệt máu trên miệng, cay đắng nói - Hắn lúc nào cũng thiên vị hai anh em ngươi!

-Tên phỉ đồ! - Cửu Dương nghe lời vô lễ từ Khẩu Tâm, quát lên - Dám gọi đích danh sư phụ?

-Phì!

Khẩu Tâm nhỗ một bãi nước bọt, lặp lại một lần nữa rồi bật tiếng cười lớn, trong lòng ganh ghét lại càng ganh ghét khi biết Võ Thánh chỉ dạy riêng cho Cửu Dương tuyệt học này. "Thì ra hắn ít khi tỉ thí võ công với những người trong hội" Khẩu Tâm tức tối thầm nghĩ "là do hắn e trong tình huống bất đắt dĩ sẽ sử chiêu này..."

Khẩu Tâm còn đang cười ngạo mạng, lại nghe Cửu Dương nói tiếp:

-Thế ngươi có biết vì sao sư phụ không dạy cho ngươi? Sư phụ bảo người không dạy ngươi vì ngươi không biết tu thân tìm hiểu chữ "tịnh," để có thể đạt tới cảnh giới tâm tại khí thượng thân tại kỳ trung. Sư phụ nói khi thân và tâm hợp nhất, thì các chiêu thức sẽ biến hóa như ý và không có điều sơ thất. Còn ngươi, sư phụ nói cái tâm linh của ngươi đã mất đi rồi! Mã phu tử đã đặt cho ngươi biệt hiệu là Khẩu Tâm, nhưng trong lòng ngươi hoàn toàn không có tâm, điểm này sư phụ đã sớm nhìn thấy được, người bảo bên ngoài ngươi từ bi hỷ xả, nói chuyện Phật, đọc kinh Phật, nhưng mà cái tâm là tâm con rắn, toan tính những chuyện hại người khác. Tu là phải đi tới chọn lành như Phật, mới tu. Còn tu mà cái miệng nói Phật mà cái tâm không có y theo cái đường lối từ bi của Đức Phật đó, ganh gỗ, so đo, sẽ không bao giờ tiến được gần được Phật!

Khẩu Tâm ngồi ôm ngực dưới đất nghe Cửu Dương nói những lời của Võ Thánh, khiến cho gã nhớ lại Võ Thánh quả thật đã có lần nói với gã như vậy. Võ Thánh bảo sau khi gã học được ba mươi sáu cước pháp của Thiếu Lâm, và luyện được tới cảnh giới tâm vô tạp niệm, minh tịnh trí diễn, thì sẽ dạy cho gã một tuyệt kỹ của Thiếu Lâm. Tuyệt kỹ này, Võ Thánh nói sự đòi hỏi của nó là người học phải có được sự từ tốn, trút bỏ hết những tạp niệm trong lòng mình. Không được khẩn trương, phải giữ cho được đầu óc không nóng nảy một chút nào, vì bí quyết của loại võ công này chính là ở lấy tịnh để mà chế động. Tâm phải thật tịnh thì mới có thể định, rồi mới định trung mà xuất ra chiêu thức được.

Khẩu Tâm còn đang nghĩ tới câu nói của Võ Thánh, là "Hữu bị vô hoạn lập tư bất bại, lòng vô sát khí hung vô sát cơ, hễ mà cõi lòng yên lặng thì mới có thể triển khai Vô ảnh cước được," thì trong lúc này Cửu Dương lấy từ ngực áo ra một xâu chuỗi tràng hạt cầm trong tay.

Khẩu Tâm nhìn qua thì biết đó là xâu chuỗi tràng hạt mà sư phụ của gã và Cửu Dương luôn mang trên người. Cửu Dương đeo xâu chuỗi vào cổ mình, nói:

-Hôm nay ta lấy tư cách là đệ tử của Võ Thánh, truyền nhân duy nhất của Vô ảnh cước, chính thức trục xuất ngươi ra khỏi sư môn, kể từ bây giờ ngươi không còn là đệ tử của Thiếu Lâm nữa!

Cửu Dương dứt lời lừ lừ tiến lại gần Khẩu Tâm.

Khẩu Tâm thấy cái bóng to lớn của Cửu Dương phủ lên mình, mặt mày thất sắc, gã biết gã sắp phải bỏ mạng ở Đồng Sơn này thật rồi, khuôn mặt tái nhợt, sợ đến vỡ gan vỡ mật nhưng không biết phải làm sao để thoát chết được, trước ngực gã cơn đau nhói kịch liệt lại nổi lên, đau muốn ngất đi, không thể nào xuất thủ được nữa. Lúc nãy Cửu Dương căm hận gã vô cùng, đã vận hết sức bình sinh mà phóng cước. Chẳng những khiến cho gã bị trật một bên vai, mà trước ngực cũng bị cước pháp làm cho chấn thương nặng.

Khẩu Tâm suy nghĩ rất nhanh rồi quỳ phục xuống dưới chân Cửu Dương, liên tục dùng cánh tay hãy còn cử động được, tự tát vào mặt mình nói:

-Thất đệ, đệ nói thật phải, lần này đại ca đã phạm phải quá nhiều sai lầm, nhưng đệ hãy nể tình chúng ta từng ăn chung một mâm sống chung một mái nhà, mà tha cho huynh lần này. Đại ca biết tội nghiệt của mình sâu nặng, nhưng huynh hứa kể từ hôm nay huynh sẽ tích cực sửa đổi, huynh sẽ tích cực tu thân luyện tánh, hằng ngày sẽ tụng kinh niệm phật, sẽ không bước ra khỏi nhà bái đường nửa bước!

Khẩu Tâm nói rồi đưa mắt nhìn lên, thấy Cửu Dương vẫn không chút động tâm, gương mặt lạnh tanh tựa hồ như không nghe đến. Khẩu Tâm lại ôm lấy chân Cửu Dương nói:

-Thất đệ, nếu đệ không nể tình đại ca là đại ca của đệ, không nể tình chúng ta đã từng bái chung một sư thầy, cũng phải nể tình đại ca bấy lâu đã làm rất nhiều việc cho hội, đệ không thể phủ nhận điều đó, đệ không thể nào có lòng dạ sắt đá như vầy được, không nghĩ đến tình nghĩa huynh đệ của chúng ta mà ra tay giết chết sư huynh mình!

Cửu Dương nhìn ánh mắt lộ rõ nỗi hoảng sợ và lo lắng của Khẩu Tâm, lắc đầu nói:

-Khi ngươi ra tay giết hại sư thái và năm người sư huynh của ta, ngươi có từng nghĩ tới tình huynh đệ không? Năm xưa bảy người chúng ta cùng nhau hành hiệp trượng nghĩa không biết bao lần, ta còn nhớ rất rõ có hôm chúng ta cùng lẻn vào trong đề đốc phủ ở Tô Châu để cướp lương thảo, ngươi bị bọn quân binh bắt được, là chính nhị ca và tứ ca đã xả thân, mỗi người lãnh trọn ba cây tên trên lưng đã cứu ngươi ra ngoài.

Cửu Dương nói đoạn, nhớ đến Tần Thiên Nhân và Đoàn Khiết Tường, không ngờ chàng sẽ không bao giờ còn cơ hội gặp lại hai người đó nữa, trong lòng chàng lại đau nhói lên, phải ngưng một chút mới nói tiếp được:

-Còn nhớ lần dưới chân Sư Tử Phong, ngoài đại doanh của Trát Bố Tố, tam ca lại cứu mạng ngươi lần nữa. Thêm nữa hai năm trước, trong vòng vây bầy sói ở Nội Mông, ngũ ca, lục ca và ta lại cứu ngươi một lần. Sáu huynh đệ chúng tôi đối với ngươi đã hết lòng hết dạ, nhân nghĩa tận cùng rồi, không nói đến sư thái và sư phụ đã từng có công nuôi dưỡng ngươi, không ngờ ngươi lại tàn nhẫn như thế, bán rẻ tất cả những người có đại ân với ngươi, bây giờ đến nước này vẫn chưa chịu hiểu, lấy cái chết để đền tội. Hôm nay bất luận thế nào, ta cũng không tha ngươi...

Cửu Dương nói tới đây lại ngưng, từng khuôn mặt của Trương Quốc Khải, Cung Từ Ân, Tàu Chánh Khê và Cửu Nạn sư thái hiện lên trong đầu chàng, làm cho lòng chàng đau buồn quá độ, phải nhắm mắt lại hít vào một hơi mới mở mắt ra. Nhưng khi mở mắt ra rồi Cửu Dương không nói gì thêm nữa.

Khẩu Tâm và những người bên kia núi cũng lấy làm lạ, họ nghe Cửu Dương đang nói chuyện bỗng nhiên ngưng bặt, mắt dõi nhìn về một hướng. Hình như Cửu Dương nhìn thấy gì đó, Khẩu Tâm nghe Cửu Dương thẫn thờ gọi:

- Sư muội, sư muội!

Mọi người đứng bên kia núi nghe Cửu Dương kêu thế cũng lia mắt về hướng chàng đang nhìn đăm đăm.

Cửu Dương mắt như bị thôi miên, cứ nhìn chằm chằm một nơi tiếp tục kêu lên:

-Sư muội!

Chàng không thể tin được chàng đang thấy sư muội chàng ở nơi này, nhưng nàng không mặc y phục màu hồng như thường ngày vẫn mặc, hôm nay nàng mặc y phục toàn màu trắng, như lẩn vào trong màng sương mù trên Đồng Sơn, mắt nàng nhìn chàng vô cùng buồn bã, gương mặt cũng buồn rười rượi, tà áo nàng bị gió thổi làm cho bay phất phơ. Chàng nhìn nàng ủ rủ như vậy, như có một mũi tên đâm vào tim chàng, còn đâu là nụ cười thiên thần rạng rỡ ánh xuân, rừng chiều bừng sáng bởi mái tóc dài thướt tha và màu da thanh khiết của nàng?

Cửu Dương đã lâu rồi không gặp sư muội, mừng khôn xiết kể, nhưng sợ điều mình nhìn thấy chỉ là ảo ảnh trong lòng, liền hỏi:

- Nữ thần y! Có thật là muội đấy không?

Tiểu Tường đứng bên kia vực thẳm khẽ lắc đầu, nghĩ chàng bi thương quá độ, thần trí không tỉnh táo rồi nên mới phản ứng như vậy. Lữ Nghị Chánh cũng nhìn theo ánh mắt của Cửu Dương, chỉ thấy nơi đó là một cây liễu, cành cây đóng băng như những miếng kính bị vỡ, ngoài ra không còn gì khác.

Phi Yến nhìn Phi Nhi nói:

- Huynh ấy đang gọi ai vậy tỉ tỉ, rõ ràng ở bên đó ngoài huynh ấy và tên ác tặc thì có ai đâu.

Khẩu Tâm thừa lúc Cửu Dương đang thần người ra, rút vội trong tay áo một con dao, rồi dùng hết cả sức lực còn lại của gã, một dao đâm sâu vào đùi Cửu Dương.

Gương mặt khôi ngô tuấn mỹ lập tức nhăn lại, máu trên đùi chàng chảy ra từng dòng. Khẩu Tâm ngay sau đó cũng lăn một vòng ra khỏi tầm đánh của Cửu Dương.

Cửu Dương dùng tay nhổ cây dao ra, lưỡi dao có móc nhọn nên một khối thịt cũng theo ra ngoài, toàn thân chàng lảo đảo như muốn ngã xuống.

Ánh mắt chàng dần mờ đục lạc thần. Lữ Nghị Chánh kinh hoảng thét lên:

-Nguy rồi! Thiên Văn!

Phi Nhi, Phi Yến ôm nhau mà khóc thảm thiết. Hiểu Lạc thì đã sớm quỳ phịch xuống đất.

Tiểu Tường cũng khóc khi thấy Cửu Dương loạng choạng như người say rượu vì bị trúng độc, trên vạt áo dài màu trắng của chàng bết đầy vết máu màu đen. Khẩu Tâm khi này đang chuẩn bị tấn công, miệng cười sặc sụa nói:

-Ha ha, thế nào hở Gia Cát tái lai? Loại nọc bò cạp này là cống phẩm đến từ Ai Cập đó, có lợi hại lắm không hả?

Đoạn Khẩu Tâm gầm quát lên:

-Tần Thiên Văn, ta vốn muốn giết ngươi từ lâu, ông trời có mắt, hôm nay Đồng Sơn này sẽ là hố huyệt chôn thây của ngươi!

Mặc dù trán đã lấm tấm mồ hôi và gương mặt cũng tái xanh, Cửu Dương cũng cười gằn đáp trả:

-Vậy sao? Ta thì lại nghĩ Đồng Sơn này chính là nấm mồ của tên gian tặc ngươi!

Dứt lời hai chiếc bóng lại áp vào nhau, rồi lại phân chia, liên tục như vậy. Cửu Dương không ngừng đánh trả các chiêu thức được xuất ra từ Khẩu Tâm nhưng những bước chân và đòn tay của chàng không còn linh hoạt như ban đầu nữa. Tiểu Tường muốn giúp chàng nhưng khoảng cách giữa họ là một vực thẳm, không còn cây cầu dây, nàng không thể nào sang bên đó được.

Lữ Nghị Chánh đứng bên kia vực thẳm miệng lưỡi khô đắng, mặt mày càng thêm tái mét khi thấy cả một sườn núi và vùng hoang dã nơi Cửu Dương và Khẩu Tâm đang giao chiến, đầy những đám lửa, lang ra xa đến vô cùng vô tận, văng vẳng nghe tiếng quân reo ngựa hí, không biết có tới bao nhiêu quân binh đang tiến quân.

Một lá cờ trắng rồng xanh to lớn đang được một kỵ binh cầm trên tay bay phần phật trong làn gió đêm, từ xa nhìn tới dĩ nhiên oai thế kinh người.

Hết quyển I


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-53)


<