Vay nóng Tinvay

Truyện:Tuyết liên Kim Long - Hồi 08

Tuyết liên Kim Long
Trọn bộ 10 hồi
Hồi 08: Tài nghệ tỏ rõ chính anh hùng
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-10)

Siêu sale Shopee

Đào Thiên Phong quá bức xúc trước những hành động tàn độc của bọn người Thiên Lang giáo cũng như việc cướp tiêu mà bọn chúng đã gây ra cho Chấn Hưng tiêu cục. Chàng từ trong hàng ngũ phái Thiên Sơn phi thân ra ngoài, tay cầm trường kiếm chỉ thẳng về phía bọn Thiên Lang giáo, dõng dạc nói:

- Các ngươi quả là ngang ngược, tàn độc. Làm chuyện bất nghĩa ắt thiên bất dung gian. Ta thay mặt quần hùng ở đây muốn được lĩnh giáo với các ngươi!

Đào Thiên Phong mặc dù vô cùng tức giận nhưng chàng vẫn không để nộ khí lộ ra mặt. Cung cách nói chuyện của chàng vẫn bình thường, không có những lời lẽ khinh bỉ, sỉ vã như một số hào kiệt vô danh khác.

Đào Nhật quan tâm hài tử, nói:

- Phong nhi! Con hãy cẩn trọng!

Đào Thiên Phong đáp:

- Xin cha yên tâm!

Liêu Nguyên hắn giọng xen vào nói với Đào Thiên Phong:

- Khẩu khí cũng khá lắm! Nếu ngươi muốn đánh thì hãy giao đấu với hai Hộ pháp của bọn ta!

Y phẩy tay ra hiệu cho hai Hộ pháp xông vào tấn công Đào Thiên Phong.

Trương Thiên Kiếm cầm kiếm phi thân bay trên cao. Lý Địa Đao cầm đao bay sát đất. Cả hai cùng ngã người nằm sấp lao về phía Đào Thiên Phong.

Bị hai địch nhân, một trên một dưới lao vào tấn công nhưng Đào Thiên Phong vẫn không nao núng. Chàng phi thân ra bay vào khoảng giữa hai Hộ pháp.

Hai Hộ pháp và Đào Thiên Phong bay ngược chiều tiến gần vào nhau.

Trương Thiên Kiếm nhằm vào người Đào Thiên Phong vung kiếm chém xuống phía dưới. Lý Địa Đao cầm đao chém ngược lên phía trên. Cả hai đều nhằm vào tử huyệt của Đào Thiên Phong.

Đào Thiên Phong ngã người, lưng đối mặt đất, tay vung kiếm đánh vào kiếm của Trương Thiên Kiếm. Sau đó, chàng xoay úp người lại vòng tay phóng kiếm ra đánh trúng vào đao của Lý Địa Đao. Cùng một lúc chàng đỡ được hai chiêu tấn công của hai Hộ pháp, khí giới chạm nhau quy tụ kình lực không những phát ra những âm thanh "keng keng" mà còn xẹt những tia lửa ra trông rất thư hùng.

Hai Hộ pháp sau tấn công khi bay vụt qua Đào Thiên Phong liền xoay mình đứng thẳng trở lại. Cả hai dùng chân đạp vào vách núi lấy thế bậc lại tiếp tục cùng lao song song về phía Đào Thiên Phong.

Đào Thiên Phong cũng dùng chân đạp vào vách núi lấy thế quay người lại lao về phía hai Hộ pháp. Cả ba người một lần nữa tiến sát lại gần nhau nhưng không phải với tư thế nằm sấp mà là tư thế thẳng đứng.

Trương Thiên Kiếm vung kiếm sử chiêu "Ấn Thiên Hoán Nhật" tấn công vào các tử huyệt nữa người phía trên Đào Thiên Phong. Lý Địa Đao vung đao sử chiêu "Ma Diện Sát Tử" tấn công nửa người phía dưới Đào Thiên Phong.

Tuy cùng lúc bị hai khí giới của hai địch nhân đánh vào các tử huyệt của cơ thể địch nhưng Đào Thiên Phong vẫn không nao núng. Chàng thượng kiếm chống đỡ kiếm chiêu phía trên của Trương Thiên Kiếm rồi lại hạ kiếm chống đỡ đao thức phía dưới của Lý Địa Đao. Chàng liên tục vung trường kiếm hết chống trên lại đỡ dưới rất mau lẹ, từ ngoài nhìn vào không ai biết chiêu kiếm nào trước, chiêu kiếm nào sau, vị tất như là đều phát ra đồng thời vậy.

Đào Nhật tuy lúc đầu có hơi lo ngại an nguy cho Đào Thiên Phong nhưng khi thấy chàng giao đấu ngang ngữa với hai Hộ pháp thì lão cũng yên tâm phần nào. Lão trông thấy kiếm pháp vừa sử dụng của hài tử liền gật gù nói:

- Kiếm pháp "Ảo Kiếm Hoán Vị" của Phong nhi mỗi ngày một tiến bộ. Hảo! hảo!

Chống trả tổng cộng hơn ba mươi chiêu kiếm pháp và đap pháp của hai Hộ pháp, Đào Thiên Phong đột nhiên có suy nghĩ chớp nhoáng, bụng bảo dạ:

- "Hai gã này một phía trên một phía dưới tấn công mình, nếu như mình không bị cuốn theo thế đánh của bọn chúng thì có lẽ sẽ dễ đánh hơn".

Ngay sau đó, chàng nhúng chân tung mình nhảy lùi ra sau gần chục thước rồi đột ngột vung trường kiếm khuây đảo, lao vào tấn công hai Hộ pháp.

Các cao thủ võ lâm sử dụng việc lấy thoái làm tiến thường để đánh lừa địch nhân, nếu như địch nhân võ công tầm thường thì sẽ xông vào tức bị mắc bẫy phản kích ngay lập tức.

Hai Hộ pháp thấy Đào Thiên Phong nhảy lui nên tưởng là tránh né, nào ngờ đó là thế lấy thoái làm tiến để tấn công. Cả hai đang toan lao vào thì lập tức điểm nhẹ chân trượt lùi ra sau, tay vung khí giới chống trả liên hồi kiếm pháp của Đào Thiên Phong để hộ vệ thân người.

Từ lúc giao đấu tới giờ, do khoảng cách quá gần nên Đào Thiên Phong luôn chống đỡ những đường đao kiếm tấn công của hai Hộ pháp. Chàng chỉ có thể chớp cơ hội sơ hở của hai địch nhân để phản kích. Lần này chàng chuyển sang kiếm pháp "Ngạo Tuyết Tiêu Dao" để giao đấu.

Kiếm pháp "Ngạo Tuyết Tiêu Dao" của Đào Thiên Phong xuất ra quá nhanh, thần tốc và kỳ diệu. Kiếm đánh ra liên hồi không thể phân biệt đường kiếm nào là hư, kiếm nào là thực, chỉ thấy những luồng bạch quang lóe lên khiến người xem phải hoa cả mắt, chiêu thức tiêu sái cứ như là người say đang múa kiếm vậy.

Khí giới ba người chạm nhau "keng keng" rất chói tai, đồng thời cũng phát ra ba luồng bạch quang, tử quang và lục quang khác nhau của ba loại khí giới trông rất kịch liệt. Bởi đây không phải là cuộc tỷ đấu phân cao thấp mà còn là cuộc chiến sinh tử giữa hai phe chính tà nên ai nấy cũng đều vận hết thành công lực.

Quần hùng trông thấy kiếm pháp tinh diệu, biến chiêu khôn lường của Đào Thiên Phong, ai nấy cũng đều trầm trồ thán phục. So với kiếm pháp của những người biểu diễn khi nãy thì kiếm pháp của Đào Thiên Phong hơn hẳn.

Chưởng môn Nga Mi Thiện Ân sư thái, người trầm tính ít nói nhất suốt từ đầu buổi tới giờ cũng phải mở lời khen ngợi nói:

- Kiếm pháp của Đào công tử thật là tinh thâm ảo diệu. Tay cầm kiếm của y đánh ra thu vào thật mau lẹ.

Đào Nhật nghe được lời bình của Thiện Ân sư thái liền tiếp lời nói:

- Sư thái nói rất đúng! Có điều kiếm pháp của Phong nhi tuy mau lẹ nhưng vẫn chưa thể phát huy hết nội lực.

"Ngạo Tuyết Tiêu Dao" và "Ảo Kiếm Hoán Vị" là hai trong số những kiếm pháp uy mãnh của phái Thiên Sơn, chỉ có những đệ tử có cơ duyên sau này được chọn làm Chưởng môn mới đủ tư cách để luyện. Các loại kiếm pháp này đòi hỏi người luyện phải có nội công thâm hậu thì mới có thể phát huy đến cảnh giới tối cao được. Nay trong người Đào Thiên Phong chỉ mới luyện "Tuyết Khí Nguyên Công" được nữa phần nên không thể bỗ trợ tối đa cho những loại kiếm pháp mà chàng sử dụng.

Trương Nhã Tuệ tuy lo lắng nhưng không thể giúp được gì, nàng chỉ dặn lòng cầu mong cho phu quân Đào Thiên Phong được bình an.

Các hào kiệt đứng gần đó nghe được những lời bình luận của Chưởng môn hai đại phái thật tinh tế, cao minh, họ cảm thấy như được đại khai nhãn giới lẫn thính giới.

Dương Trí Bình đứng góc bên kia sân quan sát, bụng bảo dạ:

- "Kiếm pháp của Đào Thiên Phong đúng là hay quá. Nếu đem so với kiếm pháp của mình quả còn cao hơn một bậc. Có lẽ mình phải chuyên tâm luyện tập thêm nếu như muốn phát dương quang đại cho phái Hoa Sơn".

Kiếm pháp và nội lực đánh ra của Đào Thiên Phong rất đúng với những gì Đào Nhật nói. Chàng tuy sử dụng kiếm pháp rất thạo và tinh diệu nhưng nội lực áp vào vẫn chưa đủ, vì thế chưa thể triệt hạ được hai địch nhân.

Trương Thiên Kiếm và Lý Địa Đao tuy đã hóa giải kiếm pháp của Đào Thiên Phong nhưng cũng không phải dễ dàng gì. Hai người tổng cộng phải hơn năm mươi chiêu mới có thể phá giải các kiếm pháp cũng đủ thấy võ công Đào Thiên Phong cao thâm cỡ nào.

Lâm Phục đứng phía ngoài giơ cao ngón cái khen ngợi nói:

- Hảo kiếm pháp! Thiên Phong hiền đệ đánh rất hay.

Đào Thiên Phong nhìn Lâm Phục mỉm cười, gật đầu như đáp tạ lời khen của Lâm Phục. Chàng quay lại trực chỉ phóng kiếm đâm thẳng, luồng kình phong theo chiều mũi kiếm xuất ra lao vào người Trương Thiên Kiếm.

Trương Thiên Kiếm vội vung kiếm ra, tay phải cầm chui kiếm, tay trái nắm vào mũi kiếm chống đỡ. Luồng kình phong rất mạnh cùng mũi kiếm của Đào Thiên Phong chạm vào bản kiếm của Trương Thiên Kiếm, kiếm liền bị uống cong. Khi độ uốn cong đến giới hạn, thanh lục kiếm bậc thẳng lại như ban đầu khiến Trương Thiên Kiếm bị đánh văng bật ra khỏi vòng chiến do nội lực cả hai dồn vào kiếm là rất mạnh.

Nếu Trương Thiên Kiếm không vận lực vào kiếm chống đỡ thì có lẽ thanh lục kiếm của y đã bị mũi kiếm của Đào Thiên Phong đâm gãy thành hai mảnh rồi.

Lợi dụng trong lúc Đào Thiên Phong vận nội lực vào kiếm đẩy lùi Trương Thiên Kiếm ra ngoài, Lý Địa Đao vội vung đao chém vào hạ bàn Đào Thiên Phong bảy, tám nhát như đao phủ.

Sẵn thế kiếm chưa thu về, Đào Thiên Phong vội đánh tay hình vòng cung lượn kiếm sang hông bên trái rồi phóng ra chống trả đường đao của Lý Địa Đao.

Đao của Lý Địa Đao chạm vào kiếm của Đào Thiên Phong thì ngay lập tức y cảm nhận được nội lực lan truyền từ kiếm vào đao quá mạnh khiến y phải bật người nhảy lùi ra sau vài thước.

Lý Địa Đao bị đẩy lùi ra, vị trí của y cùng với Trương Thiên Kiếm và Đào Thiên Phong hợp thành hình tam giác cân, tất nhiên y và Trương Thiên Kiếm đứng gần nhau hơn.

Hai Hộ pháp nhìn nhau gật đầu như ra hiệu điều gì. Cả hai cùng nhìn về phía Đào Thiên Phong đồng thời vận lực vào tay trái vạch thành hình chữ thập xuất ra tả chưởng.

Thấy hai Hộ pháp đồng loạt xuất tả chưởng, Đào Thiên Phong phón mũi kiếm xuống đất, hai tay vội vận nội lực sử dụng "Tuyết Khí Nguyên Công" nhảy sổ tới vung ra song chưởng chống trả.

Chưởng phong của hai Hộ pháp tuy hai mà một, tuy một mà hai tạo thành hai luồng kình phong xoáy cùng đánh ra trúng ngay chưởng phong đang ập tới của Đào Thiên Phong liền phát ra tiếng "bùm..." thật to và vang dội cả xung quanh, đất cát, lá khô bay tứ tung. Chưởng phong của ba người không chỉ xuất ra rồi hết mà còn dư lực kéo dài tạo thành ba luồng phong uốn lượn vây quanh vị trí ba người đang đứng.

Võ công kiếm pháp của Đào Thiên Phong mặc dù rất cao thâm nhưng nội lực của chàng thì vẫn chưa đủ. Vì vậy song chưởng phong của chàng không thể đối chọi với hai chưởng phong của hai Hộ pháp xuất ra cùng lúc.

Giao đấu chưởng pháp chỉ trong thời gian uống một chén trà, Đào Thiên Phong đã không thể cầm cự đuợc lâu nên đã bị chưởng pháong của hai Hộ pháp đẩy bật ra. Chàng trượt lùi ra sau vài thước rồi tiếp tục bước lùi ba, bốn bước không thể đứng vững. May thay lúc chàng trượt lùi về sau tiện tay đã chộp lấy thanh kiếm mà chàng cắm xuống đất khi nãy rồi ghìm lại. Kiếm vạch trên mặt đất thành một đường ăn sâu xuống đến hơn hai tấc, lúc đó chàng mới có thể trụ vững được.

Đào Thiên Phong kinh ngạc hỏi hai Hộ pháp:

- Đó là loại chưởng pháp gì mà ta chưa từng thấy?

Hai Hộ pháp vẫn lặng thinh không đáp lời. Liêu Nguyên đứng phía ngoài hỏi:

- Ngươi sợ rồi ư?

Đào Thiên Phong hắn giọng đáp:

- Ta nào sợ gì!

Liêu Nguyên dõng dạc nói:

- Vậy để ta cho ngươi biết. Chưởng pháp đó của hai Hộ pháp Thiên Lang giáo bọn ta gọi là "Hoạt Tử thần chưởng", chính do sư phụ bọn họ truyền thụ.

Lâm Phục nghe Liêu Nguyên nói hai Hộ pháp sử dụng "Hoạt Tử thần chưởng", bụng bảo dạ:

- "Chưởng pháp này mình mới nghe lần đầu tiên, nó quả là lợi hại. Trong chốn võ lâm hiện nay khó ai có thể đối phó được. Thiên Phong hiền đệ bản lĩnh cao cường nên mới có thể chống đỡ lâu được như vậy đã là hay lắm rồi".

Lợi dùng sự thất thế của Đào Thiên Phong, hai Hộ pháp tung người nhảy tới, kẻ vung đao kẻ xuất kiếm cùng chém vào người chàng.

Đào Thiên Phong thất thế thấy rõ, lần này tránh không khỏi việc bị hai Hộ pháp đả thương, có thể sẽ mất mạng trong gan tấc. Chàng chỉ cố rút trường kiếm cắm dưới đất vội đưa ra trước ngực để hộ vệ.

Khi đao và kiếm của hai Hộ pháp gần đâm vào người Đào Thiên Phong bỗng dưng có hai luồng kình phong xuất hiện cộng thêm tiếng rú lao nhanh vào hai Hộ pháp.

Bị bất ngờ khi thấy có hai luồng kình phong không biết từ đâu xuất ra, hai Hộ pháp đồng loạt vội vung chưởng đánh trả. Hai luồng kình phong tưởng chừng như đánh trúng vào ngực hai Hộ pháp thì ngờ đâu hai tả chưởng của họ vung ra cũng nhanh không kém đã chế ngự được hai luồng chưởng phong lạ kia. Như thế cũng đủ thấy thủ pháp của hai Hộ pháp này mau lẹ và linh hoạt đến cỡ nào.

Hai Hộ pháp không thể tiếp cận giết được Đào Thiên Phong do bị cản lại bởi hai luồng kình phong, họ liền phi thân lên cao lộn người nhảy lui về phía sau đứng xuống đất một cách nhẹ nhàng.

Trưởng lão Cái bang Tôn Thất Giả trông thấy hai luồng kình phong đánh vào hai Hộ pháp thật uy lực liền ngở ngàng, buộc miệng nói:

- Cửu Tiên thần chưởng!

Tôn Thất Giả đã ngoài ngũ tuần, kinh lịch có thừa. Lão đã nhiều lần gặp qua Lâm Phục và chứng kiến được chưởng pháp của chàng. Vì thế khi lão vừa trông thấy Lâm Phục xuất chưởng đã nhận ra ngay là loại chưởng pháp gì.

Mọi người từ chỗ lo lắng sự an nguy của Đào Thiên Phong đến chỗ thở phào nhẹ nhõm khi chàng thoát chết, giờ lại đến bất ngờ khi nghe Tôn Thất Giả nói tên chưởng pháp vừa rồi. Ai nấy cũng đều trố mặt kinh ngạc.

Một hán tử xôn xao hỏi:

- Sao! "Cửu Tiên thần chưởng" à?

Một gã khác tiếp lời nói:

- Đó chính là chưởng pháp uy chấn trong võ lâm sao?

Một hán tử khác nữa giơ cao ngón cái khen ngợi nói:

- "Cửu Tiên thần chưởng" thật là danh bất hư truyền, uy lực thật ghê gớm.

Tất cả không hẹn mà cùng nhìn về phía người vừa đánh ra song chưởng đó, không ai khác chính là Lâm Phục.

Lâm Phục thấy mục quan của mọi người đồng loạt nhìn về phía mình, chàng mở lời nói:

- Không sai! Song chưởng vừa rồi chính là hai lộ chưởng pháp trong "Cửu Tiên thần chưởng".

Nguyên lúc trông thấy nghĩa đệ Đào Thiên Phong sắp bị hai Hộ pháp đả thương, Lâm Phục không nghĩ ngợi nhiều liền tung mình nhảy lại gần, đứng cách sau lưng Đào Thiên Phong năm thước rồi vung song chưởng vào người hai Hộ pháp. Song chưởng mà chàng sử dụng là hai lộ "Thần Tiên Xuất Quan" và "Phong Lan Đài Liên". Cùng đánh ra song chưởng phong một lúc nhưng chàng đã sử dụng đến hai lộ chưởng pháp với hai tư thế khác nhau thì tuyệt nhiên thân thủ nhanh đến mức không ai có thể lường được.

Đào Thiên Phong ôm quyền vái tạ Lâm Phục, nói:

- Đạ tạ đại ca ra tay cứu giúp.

Lâm Phục mỉm cười đáp:

- Hiền đệ! Hai chúng ta đã là huynh đệ, đệ đừng khách khí! Nghĩa đệ gặp nguy thì người làm nghĩa huynh này phải ra tay trợ giúp là điều nên làm.

Từ khi xuất hiện tới lúc giao đấu với Đào Thiên Phong thì hai Hộ pháp không mở miệng nói một câu. Sau khi bị song chưởng phong của Lâm Phục đẩy lui thì giờ đây họ mới mở lời.

Trương Thiên Kiếm nói:

- Nghe người trong giang hồ nói uy lực của "Cửu Tiên thần chưởng" rất dũng mạnh.

Lý Địa Đao tiếp lời nói:

- Hôm nay hai huynh đệ chúng tôi được tiếp chiêu quả danh bất hư truyền.

Trương Thiên Kiếm hỏi:

- Các hạ chính là Lâm Phục, người mà tiếng tăm lẫy lừng nhất đất Trung Nguyên trong những năm gần đây?

Lý Địa Đao lại tiếp lời nói:

- Nếu đúng là vậy thì hôm nay hai huynh đệ chúng tôi muốn được lĩnh giáo xem Lâm Phục có đúng như người ta đồi đãi không!

Lâm Phục không từ chối liền gật đầu đồng ý đáp ngay:

- Hảo! Nếu như hai vị đã muốn lĩnh giáo thì tại hạ rất sẵn lòng.

Đột nhiên có một hán tử hắn giọng bước ra cười nói:

- Hai tên kiếm đao các ngươi nói chuyện đúng là ngộ thật. Kẻ nói người bồi cứ như là đang ngồi đọc bài với lão sư vậy.

Người này chính là Mục Kiến Du, đại đệ tử phái Côn Lôn.

Liêu Nguyên hùng hổ xen vào quát to:

- Tên kia! Ngươi là ai mà dám lên tiếng ở đây?

Mục Kiến Du chưa đáp lời thì có một hán tử khác, dáng người hơi thấp từ trong hàng ngũ của phái Côn Lôn bước ra đáp thay:

- Huynh đệ bọn ta không nói đến ngươi thì ngươi mắc gì phải hỏi làm chi. Bọn ta muốn giao đấu với hai tên Hộ pháp kia chứ không hề can hệ gì đến ngươi.

Người này chính là Phạm Sùng, nhị đệ tử phái Côn Lôn và là sư đệ của Mục Kiến Du.

Lâm Phục nhận ra hai sư huynh đệ phái Côn Lôn này chính là hai người đã chào hỏi khi gặp chàng ở đại sảnh lúc sáng.

Trương Thiên Kiếm mặt lạnh lùng, nghiêm giọng hỏi:

- Hai ngươi là ai sao không xưng danh tính?

Lý Địa Đao tiếp lời hỏi:

- Hai ngươi là hạng người gì mà đòi đấu với bọn ta?

Điệp khúc kẻ nói, kẻ bè này của hai Hộ pháp thật không thể nào kết thúc được. Hai gã Hộ pháp này đi đâu cũng có đôi không thể thiếu bất kỳ ai trong hai người. Do họ là Thiên Địa hộ pháp của Thiên Lang giáo nên không thể tách rời, đó là nhiệm vụ bắt buộc. Cách nói chuyện của hai Hộ pháp này lâu dần đã theo thói quen nên không thể nào sửa được.

Mục, Phạm hai sư huynh đệ nghe hai Hộ pháp hỏi đến danh tính liền lên mặt, đồng thanh đáp:

- Hai sư huynh đệ bọn ta là đệ tử phái Côn Lôn, ngoại hiệu Kiếm Đao Song Phi.

Sau khi đồng thanh giới thiệu, hai sư huynh đệ mỗi người nói một câu.

Mục Kiến Du nói trước:

- Ta là Phi Kiếm Mục Kiến Du.

Phạm Sùng nói sau:

- Còn ta là Phi Đao Phạm Sùng.

Liêu Nguyên nghe hai sư huynh đệ giới thiệu danh tính liền tỏ ra tức cười, khẩy miệng nói:

- Ta thấy hai ngươi là hạng ma đao thần kiếm chứ phi đao phi kiếm cái quái gì. Trông bô dạng hai người xem chừng là hạng đầu óc rỗng tuếch, chẳng có chút kiến thức gì thì xem chừng võ công cũng tầm thường thôi.

Mục, Phạm hai bị Liêu Nguyên sỉ nhục, mặc họ liền nổi xung như muốn xông vào giết chết y ngay lập tức.

Âu Dương Kiệt sau khi giao đấu với Long Trạch đã không lên tiếng. Tới lúc này do quá căm phẫn bọn Thiên Lang giáo, y nhịn không được liền xen vào cười nói, chế giễu Liêu Nguyên:

- Danh tiếng Kiếm Đao Song Phi đến ta cũng phải nể mặt vài phần, vậy mà ngươi cũng không biết đến thật đúng là hiểu biết nông cạn, đầu óc ngu muội. Ta thấy Liêu Nguyên ngươi và bọn Thiên Lang giáo các ngươi nên về nhà cày ruộng đi còn hay hơn.

Liêu Nguyên nghe Âu Dương Kiệt sỉ vả liền nổi xung, mặt liền biến sắc. Y phất tay ra hiệu cho hai Hộ pháp, nói:

- Thiên Tự hộ pháp và Địa Tự hộ pháp, hai ngươi hãy xông lên giết kẻ nói nói nhiều này cho ta!

Trương, Lý hai hộ pháp nghe lệnh Liêu Nguyên, họ cùng xông vào toan hạ sát Âu Dương Kiệt.

Âu Dương Kiệt ngẩn người ra, tay cầm đao thủ thế chờ sẵn.

Đột nhiên Mục Kiến Du và Phạm Sùng phi thân ra giữa đứng trước mặt Âu Dương Kiệt để ngăn hai Hộ pháp lại, đồng thanh nói:

- Hãy tiếp chiêu của bọn ta!

Hai Hộ pháp định nhằm vào Âu Dương Kiệt mà tấn công, nhưng hai sư huynh đệ đột ngột xuất hiện nên buộc họ phải giao đấu.

Người cầm kiếm giao đấu với người cầm kiếm, người cầm đao giao đấu với người cầm đao, hai cặp tác chiến độc lập, tuyệt nhiên không lấn sân nhau.

Mục Kiến Du từ trên cao lao xuống phóng ra ba nhát kiếm vào người Trương Thiên Kiếm, đó là chiêu "Thiên Tế Tam Cẩn". Trương Thiên Kiếm đưa kiếm đánh trả, vận nội lực đẩy Mục Kiến Du rơi xuống đất.

Mục Kiến Du chân vừa chạm đất liền nhún nhẹ phi thân lên tấn công vào hạ bàn Trương Thiên Kiếm. Trương Thiên Kiếm đưa hai chân đá liên hồi vào cổ tay Mục Kiến Du hòng chống đỡ.

Mục Kiến Du từ lúc thượng vị đến lúc hạ vị thủy chung đều sử chiêu thức kiếm pháp "Thiên Tế Tam Cẩn". Kình lực từ kiếm phát ra rất mạnh mẽ nhưng vẫn không thể nào đả thương địch nhân, mặc dù Trương Thiên Kiếm chỉ dùng chân cản phá.

Phạm Sùng vận nội lực vung đao chém vào Lý Địa Đao, một đao đánh ra như xuất hiện bốn thanh đao cùng tấn công một lúc, không biết đâu là hư đâu là thật, đó là chiêu "Hỗn Khí Tứ Trụ".

Mọi người nhìn đao pháp của Phạm Sùng xuất ra thì cho rằng cho dù một chiêu Lý Địa Đao cũng khó chống trả, ngờ đâu y chỉ vung đao chém ngang vài ba đường đao nhanh như sao xẹt thì đã phá giải hết các chiêu của Phạm Sùng.

Mọi người trông thấy hai sư huynh đệ phái Côn Lôn ra chiêu thật mau lẹ và tinh xảo đã rất hay nhưng không ngờ hai Hộ pháp lại có thể chống đỡ một cách dễ dàng và nhanh nhẹn không kém, xét kỹ thì có khi còn hay hơn nhiều phần.

Hai sư huynh đệ phái Côn Lôn cảm thấy nếu tấn công độc lập một chọi một thì khó mà thủ thắng địch nhân nên cả hai cùng phi thân nhảy lui ra sau vài thước nhằm có chiến lược mới.

Phạm Sùng đưa mắt nhìn Mục Kiến Du, nói:

- Đại sư ca! Hai chúng ta hãy cho chúng thấy thế nào là Kiếm Đao Song Phi!

Mục Kiến Du gật đầu đáp:

- Hảo! Bắt đầu nào!

Cả hai cùng đưa hai bàn ra vỗ vào nhau và nắm lại. Do Mục Kiến Du thuận tay trái, nên y đưa tay phải ra hợp với tay trái của Phạm Sùng thì thành một thế dựng hình quá là thuận lợi. Phạm Sùng đứng bên phải, Mục Kiến Du đứng bên trái, cả hai cùng nắm tay xoay người mấy vòng tạo thành một vòng tròn trông rất đẹp mắt rồi cùng lao vào tấn công hai Hộ pháp.

Lúc đầu hai sư huynh đệ cùng tiến song song tấn công hai Hộ pháp. Trương Thiên Kiếm vung kiếm phóng ra liên hồi để ngăn địch nhân lại. Lý Địa Đao cũng vung đao chống trả liên tục.

Lúc sau hai sư huynh đệ xoay thế chuyển vị. Mục Kiến Du phi thân lên cao, Phạm Sùng lướt sát mặt đất, cả hai đồng loạt thượng giáng hạ thăng tiến đánh đẩy hai Hộ pháp vào khoảng giữa.

Khi thì đao tấn kiếm thủ, khi thì kiếm tấn đao thủ, cứ thế bốn người thay đổi luân phiên tuần tự rồi đấu chéo nhau. Mỗi lần hai sư huynh đệ đổi thế chuyện vị thì hai Hộ pháp lại càng bị đẩy lùi ra sau vài thước. Kẻ chống đỡ phía trên, kẻ đánh trả phía dưới, cứ thế thay đổi vị thế luân phiên.

Trông thế trận bọn họ giao đấu cứ như đang cùng luyện võ tỷ thí tài nghệ, có khi uyển chuyển linh hoạt, có khi hung hăn mạnh mẽ trông thật đẹp mắt và thú vị.

Mọi người xung quanh trông thấy đều cho rằng Kiếm Đao Song Phi của phái Côn Lôn có khả năng thủ thắng hai Hộ pháp Thiên Lang giáo là rất cao. Với thế tấn công như vũ bão của hai sư huynh đệ thì việc bại trận là điều dường như khó thể xảy ra.

Đến lúc dứt điểm, Mục Kiến Du và Phạm Sùng đồng loạt xoay người một vòng rồi vung kiếm, vung đao ra cùng một thời điểm chém vào hai Hộ pháp. Hai luồng kình phong phát ra từ hai khí giới không sớm cũng không muộn mà cùng tiến đồng thời hợp thành một luồng kình phong tổng hợp duy nhất đánh úp vào người hai Hộ pháp.

Trương Thiên Kiếm vung kiếm xoay tít trước thân người để chống lại luồng kình phong chung. Lý Địa Đao cũng vung đao chém liên hồi ra phía trước để trợ lực chống trả.

Cả hai mặt dù rất cố gắng chống trả nhưng vẫn không sao đẩy lùi được luồng kình phong tổng hợp của hai sư huynh đệ, vì vậy cả hai Hộ pháp đều bị luồng kình phong đó đẩy bậc ra, người bay trên không lùi ngược ra sau cả trượng rồi đứng xuống đất rất vững chãi, tâm thần vẫn kiên định. Dường như luồng kình phong đó chưa đủ ghê gớm cũng như đệ hiểm để có thể khiến hai Hộ pháp phải nao núng.

Trương Thiên Kiếm nói:

- Kiếm pháp và đao pháp của hai người cũng khá lắm.

Lý Địa Đao tiếp lời nói:

- Để bọn ta cho hai ngươi biết thế nào mới đúng là đao kiếm phối hợp!

Vừa dứt lời, hai Hộ pháp cùng đưa binh khí lên, đao kiếm bắt chéo nhau hình chữ thập. Cả hai cùng vận nội lực vào khí giới, đao kiếm run lên va chạm nhau nghe "leng keng" liên hồi thật rùng người. Xung quanh thanh lục kiếm và thanh tử đao xuất hiện một luồng bạch quang ẩn chứa kình lực mạnh mẽ bao phủ, mặt đất chỗ hai Hộ pháp đứng dường như cũng rung lên do sự cộng hưởng dao động.

Hai Hộ pháp cùng xoay tay từ trước ra sau rồi cùng vung đao kiếm đánh ra một lượt. Một luồng kình phong tuy hai mà một, tuy một mà hai tiến nhanh trên mặt đất về phía Mục Kiến Du và Phạm Sùng. Luồng kình phong này thoạt nhìn thì hình dáng rất giống với luồng kình phong hai sư huynh đệ phát ra khi nãy, nhưng xét về nội lực lẫn tốc độc thì hơn hẳn rất nhiều.

Mục, Phạm hai sư huynh đệ hơi đắc ý sau khi đánh hai Hộ pháp phải thoái lui, nào ngờ ngay lập tức cảm thấy kinh hãi khi thấy Hộ pháp đồng thời xuất ra chưởng lực đánh về phía họ. Hai sư huynh đệ không nghĩ ngợi thêm điều gì liền vung khí giới chống đỡ.

Chiêu dồn lực đao kiếm đánh ra tạo thành luồng kình phong giống hệt như hai luồng kình phong đầu tiên mà hai Hộ pháp đánh ra để đẩy lui Dương Trí Bình lúc ban đầu họ vừa xuất hiện. Nhưng lần này hai hộ đã có chuẩn bị kỹ lưỡng nên kình phong xuất ra mạnh hơn lần trước gấp nhiều lần.

Quần hùng trông thấy đều lắc đầu, lè lưỡi tỏ ra ngán ngẩm vì biết rằng hai sư huynh đệ phái Côn Lôn khó mà chống đỡ được.

Mục, Phạm hai sư huynh đệ không còn cách nào né tránh, đành trúng phải luồng kình phong đó, hai người bị văng bậc ra sau hơn cả trượng, toàn thân té ngã dưới đất, trượt về phía nhóm người phái Côn Lôn đang đứng. Cả hai đều bị trọng thương, miệng phải thổ huyết.

Mọi người trông thấy đều thất kinh, hoản hốt. Dẫu biết trước rằng hai sư huynh đệ sẽ bị thất thủ nhưng việc bị thảm bại thê lương như vậy thì không ai đoán trước được.

Bọn đệ tử phái Côn Lôn năm sáu người chạy ra đỡ lấy hai vị sư huynh.

Chưởng môn Côn Lôn Thái Xích Hà trông thấy hai đệ tử yêu quý bị trọng thương liền tỏ ra lo lắng, xót xa. Y vội bước tới khom người xuống vung tay điểm lên ba huyệt trên người hai đệ tử rồi nói:

- Du nhi! Sùng nhi! Hai con bị thương khá nặng, phải mau chữa trị mới được!

Y ra lệnh cho bọn đệ tử:

- Các ngươi hãy đưa hai vị sư huynh vào trong!

Bọn đệ tử đáp "vâng" rồi đồng loạt dìu Mục, Phạm hai người trờ về hàng ngũ phái Côn Lôn.

Dương Trung Liệt bước lại gần hàng ngũ phái Côn Lôn, lão móc trong túi áo ra hai lọ màu đỏ và màu vàng đưa cho Thái Xích Hà rồi nói:

- Thái chưởng môn! Đây là hai lọ "Kim Sáng Dược" mà khi nãy Giác Viên đại sư đã cho Dương mỗ. Thái chưởng môn hãy cầm lấy để điều trị cho hai đồ đệ!

Thái Xích Hà đưa tay nhận lấy hai lọ dược rồi ôm quyền nói:

- Đa tạ hảo ý của Dương...

Y định nói "Dương chưởng môn" do bao năm nay khi gặp nhau đã xưng hô quen miệng nhưng sực nhớ lại Dương Trung Liệt đã không còn là Chưởng môn phái Hoa Sơn nữa nên ngừng ngay lại rồi đổi gọng nói:

-... Dương lão huynh!

Dương Trung Liệt mỉm cười thay cho lời đáp tạ. Lão cũng biết được Thái Xích Hà đang nghĩ gì nên cũng không bận tâm đến. Lão nghĩ có lẽ do Thái Xích Hà quan tâm đến hai đệ tử bị trong thương nên nhất thời quên mà thôi.

Thái Xích Hà dùng "Kim Sáng Dược" chữa trị cho hai đệ tử.

Mặc dù bị trọng thương nhưng Mục, Phạm hai người do được chữa trị bằng linh đan diệu dược nên họ đã không còn nguy hại đến tính mạng. Trông họ lúc này dần tỉnh táo để nói chuyện được. Quần hùng thấy vậy nên mới thở phào nhẹ nhõm, yên tâm phần nào.

Liêu Nguyên đứng phía ngoài thấy hai Hộ pháp giành thắng lợi liền cười nhạo, phỉ bán Mục Kiến Du và Phạm Sùng:

- Thế nào? Đã biết sự lợi hại của Thiên Địa hộ pháp Thiên Lang giáo chưa? May cho hai sư huynh đệ các ngươi là vẫn còn sống sót. Nếu như hai Hộ pháp bọn ta chỉ cần dụng thêm chút công lực nữa thì cái mạng cẩu của hai ngươi xem như xong.

Y quay sang nhìn quần hùng một lượt rồi cười nói:

- Còn kẻ nào muốn ra chịu trận nữa? Võ lâm quần hùng đông đảo như vậy mà không ai dám bước ra ứng chiến sao? Đúng là bọn rùa đen thụt đầu thụt cổ. Ta khuyên các ngươi nên thuần phục Thiên Lang giáo bọn ta thì tốt hơn!

Thiện Ân sư thái tính tình vốn rất ôn tồn từ tốn. Bà là người theo Phật nên không thể chịu được những lời nhục mạ, khinh bỉ của Liêu Nguyên, vì thế bà đành phải bước ra mở lời nói:

- Giáo phái các ngươi có đáng gì mà dám nhục mạ quần hùng võ lâm Trung Nguyên? Bần ni không dám cho mình là người học nhiều hiểu rộng, võ công của bần ni cũng không dám nhận là cao thâm gì nhưng cũng muốn được lĩnh giáo với các ngươi vài chiêu!

Liêu Nguyên nói:

- Lão ni kia! Bà muốn đánh thì bọn ta sẵn sàng.

Lâm Phục nghiêm túc bước ra ôm quyền nói với Thiện Ân sư thái:

- Sư thái! Cẩn mong sư thái hãy để tại hạ thay người giao đấu với bọn chúng!

Thiện Ân sư thái ngạc nhiên khi thấy Lâm Phục đứng ra đòi thay mặt mình giao đấu nên buộng miệng gọi tên:

- Lâm đại hiệp!

Lâm Phục nói tiếp:

- Sư thái là Chưởng môn phái Nga Mi đức cao vọng trọng, là nhất đại tôn sư của võ lâm thì sao lại có thể hạ mình giao đấu với bọn ô hợp này. Xin sư thái hãy để vãn bối giao đấu trước, nếu vãn bối thất bại thì khi đó sư thái lâm trận cũng không muộn.

Cách nói chuyện của Lâm Phục rất khéo. Lòng chàng vốn đã có lòng kính trọng Thiện Ân sư thái từ lâu nên ra chiều ôn tồn kính cẩn khuyên sư thái nhừng cho mình đấu trước.

Thiện Ân sư thái thấy Lâm Phục tỏ vẻ quyết tâm muốn đấu với bọn Thiên Lang giáo, bà cũng đành ân thuận nói:

- Nếu Lâm đại hiệp đã yêu cầu thì bần ni cũng không từ chối!

Bà bước lùi vào trong hàng ngũ phái Nga Mi nhường cho Lâm Phục ra giao đấu để theo dõi tình hình.

Lâm Phục cau mày nhìn Liêu Nguyên rồi gằng giọng nói:

- Liêu Nguyên! Chẳng phải ngươi lên Hoa Sơn là để tìm ta trả thù hay sao? Nãy giờ các ngươi đã làm bị thương nhiều người và cũng đã đắc tội không ít người có mặt ở đây. Nay ta thay mặc bọn họ tính toán với ngươi luôn một thể.

Liêu Nguyên đáp:

- Đúng là ta lên đây để trả thù ngươi nhưng không phải ta đánh với ngươi mà hai Hộ pháp Thiên Lang giáo bọn ta sẽ thay ta làm việc đó.

Lâm Phục nói:

- Trong võ lâm Trung Nguyên rất nhiều người tài ba, võ nghệ phi phàm. Lâm Phục này chỉ là hạng tầm thường nhưng cũng mạo muội đứng ra tỷ đấu với các ngươi.

Liêu Nguyên phẩy tay ra hiệu cho hai Hộ pháp. Hai Hộ pháp liền xốc khí giới xông vào tấn công Lâm Phục bất kể chàng đã sẵn sàng động thủ hay chưa.

Trương Thiên Kiếm phi thân lên cao phóng kiếm đâm vào giữa ngực Lâm Phục. Lâm Phục ngả người ra sau lộn một vòng tránh né rồi đứng vững ngay vị trí cũ.

Ngay sau đó, Lý Địa Đao cầm đao nhảy sổ tới chém xiêng vào vai Lâm Phục. Lâm Phục lật vai nghiêng người sang bên tránh né mau lẹ, tay đánh ra một quyền trúng ngay cổ tay cầm đao của Lý Địa Đao.

Hai Hộ pháp xuất các chiêu đầu tấn công Lâm Phục không thành liền quay lại tấn công chiêu tiếp theo.

Trương Thiên Kiếm chạy lại phóng ra bốn, năm nhát kiếm chém ngang người Lâm Phục. Lâm Phục phi thân lên cao, hai chân đạp lên lưỡi kiếm một cách mau lẹ, lấy kiếm làm điểm tựa nhúng người nhảy lộn qua đầu Trương Thiên Kiếm.

Lý Địa Đao rút kinh nghiệm lần đầu, y xông vào đánh vòng thanh đao chém ngược lên người Lâm Phục. Lâm Phục một lần nữa lại nghiêng người ra sau tránh né, lưng giữ thẳng, chân chạm đất né đường đao rồi quay nữa vòng với đôi chân làm tâm, đứng thẳng người lên đánh ra một quyền trúng ngay vào vai sau lưng Lý Địa Đao.

Mọi người lo lắng cho Lâm Phục không thể đối chọi lại hai Hộ pháp vì trước đó đã có bốn người phải bại trận trước họ. Nhưng khi trông thấy Lâm Phục né tránh mấy chiêu tấn công của hai Hộ pháp rôi phản kích một cách dễ dàng thì quần hùng ai nấy cũng yên tâm phần nào.

Hai Hộ pháp biết rằng nếu cứ tấn công theo cách này thì không thể đả thuơng được Lâm Phục. Vì thế họ không tấn công riêng lẽ nữa mà thống nhất cùng xông vào một lúc.

Lâm Phục phi thân đến chỗ một tiêu sư trong bọn người Chấn Hưng tiêu cục rút thanh trường kiếm của y để sử dụng. Có kiếm trong tay, chàng nhảy trở vào vòng chiến tiếp tục giao đấu với hai Hộ pháp. Cao thủ thêm kiếm trong tay như hổ mọc thêm cánh vậy.

Trương Thiên Kiếm sử chiêu "Tung Vân Long Kích". Kiếm pháp xuất ra cứ như thần long múa lượng trên trời, hết phóng ra đâm phía trên lại chém xuống phía dưới rất linh hoạt biến ảo cực kỳ mau lẹ.

Lý Địa Đao sử chiêu "Đại Hùng Lưu Tinh". Đao pháp xuất ra như những ngôi sao băng xoẹt ngang bầu trời, uy lực hùng hậu như gấu vồ mồi, đao chém liên hồi hết bên trái rồi bên phải, có lúc đâm vào giữa.

Lâm Phục chỉ sử dụng kiếm pháp "Bạch Xà Xuất Động" giao đấu với kiếm pháp và đao pháp của hai Hộ pháp. Tay chàng vận lực vẫy kiếm, kiếm uốn lược lằn quằng trông tựa một con mãn xà đang trườn tới rất hung hăn và cực kỳ mau lẹ.

Lâm Phục và hai Hộ pháp giao đấu với nhau thêm mười mấy chiêu. Chàng lách vai trái ra sau, đưa ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay trái kẹp lếy thanh kiếm của Trương Thiên Kiếm rồi phóng kiếm đâm vào vai trái của y.

Lưỡi kiếm không những bị Lâm Phục khống chế mà tay phải Trương Thiên Kiếm cảm thấy như có một luồng nội lực chí cương lan truyền từ kiếm vao tay bất tất như muốn tê dại. Vai trái để hở đành đứng nhìn kiếm của Lâm Phục đâm tới.

Lưỡi kiếm uốn lượn tưởng chừng như đâm thủng vai của Trương Thiên Kiếm, nào ngờ nghe "keng" một tiếng thật to, đồng thời có những tia lửa xẹt ra. Lâm Phục vội thu tay rút kiếm về thì nhận ra vừa rồi chính là Lý Địa Đao đã đưa bản đao của y ra ngăn không cho trường kiếm đâm vào vai Trương Thiên Kiếm.

Nội lực vận vào kiếm của Lâm Phục quá mạnh khiến cho bản đao to lớn của Lý Địa Đao cũng phải run lẩy bẫy, tay y như tê dại để đao rớt khỏi tay. Nhưng may thay y kịp đưa tay trái ra chộp lấy chui đao nên đao không rớt xuống đất. Nếu đao rớt xuống đất thì xem như y đã thất bại, không những vậy mà còn mất mặt trước quần hùng võ lâm và bọn thủ hạ Thiên Lang giáo.

Trương Thiên Kiếm thoát chết trong gan tấc, y liền nhảy tới phóng ra mấy nhát kiếm chí mạng đâm vào các tử huyệt trên người Lâm Phục. Lý Địa Đao chuyển đao sang tay phải rồi nhảy vào trợ chiến cho Trương Thiên Kiếm.

Lâm Phục hết lượn đông lại tránh tây né những đường đao kiếm chí mạng của đối phương.

Thanh tử đao chém ngang ngực, Lâm Phục xoay ngang thân người, chân không chạm đất rồi vung song cước đá và người Lý Địa Đao. Lý Địa Đao vung tả quyền đỡ được cước thứ nhất nhưng không thể đỡ được cước thứ hai đành bị đá trúng vào dưới nách trái khiến y phải xiểng liễng, chân bước khập khiễn thoái lui qua bên phải.

Thanh lục kiếm tiếp theo từ hạ bàn đâm ngược lên, Lâm Phục vung kiếm gạt ra rồi sẵn thế vung ra một quyền đánh vào người Trương Thiên Kiếm. Bị quyền của Lâm Phục đánh trúng vào vai phải, Trương Thiên Kiếm thoái lui vài bước, một chân khụy xuống, gối chấm đất.

Hai Hộ pháp không những không đả thương được Lâm Phục mà còn trúng phải đòn của chàng khiến toàn thân như bị tê dại, nhất thời không còn chút sức lực. Họ ngay lập tức nghĩ đến chưởng pháp mà khi nảy đã dùng để đánh bại Đào Thiên Phong liền đem ra sử dụng đối phó với Lâm Phục.

Thấy hai Hộ pháp đồng loạt xuất chưởng, Lâm Phục liền quẳng kiếm ra xa, người đứng thấp xuống, hai tay vận kình, nội lực lưu chuyển khắp người rồi xuất ra song chưởng "Lễ Phật Cung Phụng", đây là một lộ chưỏng pháp trong "Cửu Tiên thần chưởng".

Hai luồng chưởng phong của hai Hộ pháp phát ra gặp luồng chưởng phong của Lâm Phục thì lập tức bị đánh tan ngay. Luồng chưởng phong của Lâm Phục quá mạnh, dư lực đã tiếp tục lao thẳng vào hai Hộ pháp.

Hai Hộ pháp thấy luồng kình phong lao tới liền một người tung mình phi thân lên, một người lăn không dưới đất lộn ra tránh né mau lẹ, nếu không bị trúng phải ắt sẽ vong mạng. Tuy tư thế né tranh khác nhau nhưng ngay lập tức họ hợp lại đứng sát vào nhau đối diện với Lâm Phục. Hai người nắm lấy tay nhau như để tiếp thêm sức mạnh rồi cùng hợp lực tiếp tục vung ra chưởng phong. Cả hai chưởng pháp mà hai Hộ pháp vừa sử dụng chính là "Hoạt Tử thần chưởng".

Lâm Phục đánh ra song chưởng đầu liền thu tay về, vận thêm nội lực, hai tay chấp lại để ngang bụng rồi lật cổ tay vung ra song chưởng thứ hai. Vừa đánh chưởng chàng vừa quát to:

- Thiên Hải thần công!

Vừa dứt lời, thần công của Lâm Phục xuất ra luồng kình phong dữ dội ập vào hai luồng kình phong của hai Hộ pháp, luồng kình phong bao trùm cả một không gian xung quanh ba người khiến cho cát bụi, lá cây bay tứ tung mịt mù, gió thổi "vù vù" uy lực hơn tất cả các chưởng pháp của những cao thủ đã giao đấu từ đầu tới giờ.

Những người đứng gần đó bán kính mười thước đều cảm nhận được luồng kình phong bay vụt qua. Ai nấy cũng phải đưa tay che mắt, bịt mũi để không cho cát thâm nhập vào.

Hai Hộ pháp trúng phải luồng kình phong liền bị chưởng văng ra sau hơn chục thước, chân bước lui loạn choạng nhưng vẫn trụ vững, người bị thương nhẹ, miệng có chút máu chảy ra.

Người xem trông thấy hai luồng kình phong "Hoạt Tử thần chưởng" của hai Hộ pháp cứ tưởng rất dũng mạnh, nào ngờ luồng kình phong "Thiên Hải thần công" của Lâm Phục còn mạnh hơn gấp bội.

Liêu Nguyên trông thấy hai Hộ pháp bị Lâm Phục đả thương, y tung mình xông vào vung đao tấn công Lâm Phục.

Thấy Liêu Nguyên hùng hổ xông tới, Lâm Phục giơ hai tay lần lượt đánh ra liến tiếp mấy luồng chưởng phong nhằm không cho y tiếp cận.

Bất ngờ khi Lâm Phục đột ngột xuất chưởng, Liêu Nguyên nghiêng người sang bên phải tránh luồng chưởng phong thứ nhất, nghiêng người tiếp sang bên trái tránh luồng chưởng phong thứ hai. Đến chưởng thứ ba, y vận lực vung đao đánh trả, chưởng phong vừa chạm vào đao, cả hai kình lực đều tan biến.

Ba chưởng pháp Lâm Phục vừa sử dụng chính là chiêu "Quy Tiên Hữu Kháng" đánh ra nên chưởng phong vừa chạm vào đao vẫn còn dư lực. Chàng chủ yếu đánh ra để dọa Liêu Nguyên phải tránh né, làm cho y hoang man sợ hải là chủ ý.

Đến chưởng thứ tư, hai bàn tay Lâm Phục nắm lại đánh ra song chưởng.

Với khả năng của Liêu Nguyên so với Lâm Phục thì chỉ có thể tránh né được ba chưởng đầu. Đến chưởng thứ tư, y không tài nào né tránh được nên bị song chưởng của Lâm Phục đánh trúng giữa ngực, người văng lộn ra phía sau, ngồi khụy xuống đất, bị thương không nhẹ, miệng lại thổ thêm chút huyết.

Tiểu hòa thượng Huyền Diệu đi theo Giác Viên đại sư thấy Lâm Phục vừa xuất song chưởng, mặt y liền tỏ vẻ ngạc nhiên, miệng há hốc thốt lởi hỏi Giác Viên đại sư:

- Phương trượng sư bá! Đó chẳng phải là "Vi Đà chưởng" của Thiếu Lâm tự chúng ta sao?

Quần hùng nghe nói tới chiêu "Vi Đà chưởng" của phái Thiếu Lâm, không hẹn mà cùng thốt lên lập lại câu "Vi Đà chưởng" rồi nhìn về phía Giác Viên đại sư như có ý muốn dò hỏi, xác nhận việc tiểu hòa thượng vừa nói là chính hay giả.

Giác Viên đại sư chấp tay lại, từ tốn nói:

- A di đà Phật! Đó đúng là "Vi Đà chưởng", một trong thất thập nhị tuyệt kỹ của tệ phái.

Quần hùng nhận được câu trả lời của Giác Viên đại sư, ai nấy cũng bàn tán xôn xao, tất cả đều khen ngợi võ công của Lâm Phục thật trác tuyệt, học nhiều hiểu rộng.

Nhiều người đều thắc mắc không hiểu vì sao Lâm Phục lại biết được tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, riêng Giác Viên đại sư có lẽ biết được nguyên nhân nhưng lão không nói ra vì không muốn người khác biết.

Hai Hộ pháp sau khi bị thương đã vận chân khí chữa thương rồi lại xông vào đánh tiếp. Trương, Lý hai người cùng nói với Liêu Nguyên:

- Chúng ta cùng xông lên!

Liêu Nguyên gật đầu tán đồng. Cả ba cao thủ Thiên Lang giáo cùng xông vào tấn công Lâm Phục.

Lâm Phục lăn không dưới đất nhặt lại thanh kiếm đã quẳng ra khi nãy rồi xông vào giao chiến với ba cao thủ Thiên Lang giáo.

Bốn người giao đấu thêm gần hai mươi mấy ba chục chiêu vẫn bất phân thắng bại. Nói là bất phân thắng bại nhưng nhìn tổng thể toàn cục thì Lâm Phục tuy một nhưng vẫn có phần ưu thế hơn ba gã kia.

Ba gã Thiên Lang giáo không làm sao chạm được vào người Lâm Phục chứ chưa nói gì đến việc đã thương chàng. Trong khi đó bọn chúng lần lượt từng người đều bị chàng đả thương.

Liêu Nguyên đứng thấp người, hai tay đánh ra song chưởng. Hai Hộ pháp thấy vậy, mỗi người vung tả chưởng đặt lên vai Liêu Nguyên rồi vận công truyền kình lực vào. Giờ đây chưởng pháp của Liêu Nguyên là hợp sức nội lực của cả ba người.

Nội lực đơn lẻ của ba gã Thiên Lang giáo này nếu so với quần hùng cũng đã mạnh hơn rất nhiều cao thủ. Lần này họ cùng vận lực đánh chưởng ra một lúc thì phải nói uy lực không thể lường trước được. Với nội lực kết hợp kiểu thế này thì trong mấy trăm người có mặt ở đây khó ai có thể đối phó được.

Lần này Lâm Phục không thể xem thường hợp lực của ba gã Thiên Lang giáo. Chàng vận hết mười thành công lực sử dụng "Thiên Hải thần công" hoạch khí luân chuyển khắp kinh mạch, chân khí từ đan điền như biển cả xô bờ trào dâng rồi vung hai tay tung ra song chưởng chống trả luồng chưởng phong kết hợp của ba gã Thiên Lang giáo.

Chưởng phong của hai bên xuất ra mạnh mẽ, uy lực vô cùng, ai trông thấy cũng phải ngán ngẩm và không khỏi thán phục. Cát bụi, lá cây bay tứ tung. Cuồng phong tứ bề xung quanh bốn người nổi lên dữ dội khiến quần hùng đang đứng theo dõi không phân biệt được ai là ai.

Hai luồng kình phong từ hai phía chạm nhau phát ra tiếng nổ "uỳnh" to kinh khủng. Ba gã Thiên Lang giáo bất giác thoái lui bảy, tám bước. Lâm Phục bị bậc ra tung mình trên không phi thân lùi về đến bảy, tám thước.

Không bên nào chiếm phần tiện nghi nhưng xem ra nội lực của Lâm Phục có vẻ kém thế hơn hợp lực của ba gã Thiên Lang giáo là điều dễ nhận thấy.

Lâm Phục kinh ngạc khi bị đẩy lui, bụng bảo dạ:

- "Uy lực của bọn chúng thật là ghê gớm. Nếu mình cứ tiếp tục giao đấu như thế này với bọn chúng thì trước sau gì cả bốn người cũng sức cùng lực kiệt mà dẫn đến vong mạng".

Chàng vừa nghĩ xong liền phi thân lên cao cả trượng, tay đưa ra sau lưng nắm lấy túi vải tung lên cao. Túi vải mở bung ra trên cao rớt xuống đất, thanh trượng màu vàng dài bảy tấc bên trong túi vải lộ ra ngoài phát tán luồng kim quang chói lòa nhờ ánh dương rọi vào.

Quần hùng đều trố mắt ngạc nhiên khi nhìn thấy thanh trượng được tung trên cao. Trong võ lâm, số người may mắn thấy qua thanh trượng rất ít, đa phần còn lại đều không biết đó là vật gì.

Lưu Tuyền trông thấy kim trượng lộ vẻ mặt kinh ngạc, buộc miệng thốt lên:

- Kim Long huyền trượng!

Quần hùng nghe thấy bốn chữ "Kim Long huyền trượng" đều há hốc mồm kinh ngạc hơn nữa. Tất cả nháo nhào, bàn tán xôn xao, đặt ra những câu hỏi bâng quơ.

Một người hỏi:

- Có phải nó không? Đúng là nó chứ?

Một người khác lại hỏi:

- Đây đúng là Kim Long huyền trượng sao?

Lại một người khác nói:

- Không lẽ đây chính là Kim Long huyền trượng, binh khí uy chấn nhất võ lâm hay sao? Thật là tuyệt đẹp.

Xem thái độ của bọn họ ắt hẳn đã biết rõ tiếng tăm của Kim Long huyền trượng, chẳng qua bọn họ là lần đầu tiên trông thấy nên mới có vẻ như ngạc nhiên lớn đến vậy.

Lâm Phục phi thân lên cao đưa tay phải bắt lấy rồi xoay tròn đều Kim Long huyền trượng quanh lòng bàn tay. Vẫn còn đang trên không, chàng vận công truyền nội lực vào thanh trượng. Cùng với sự hấp thụ nhiệt lượng, luồng kim quang của vầng thái dương rọi vào và nội lực mạnh mẽ của Lâm Phục khiến xung quanh thanh trượng tỏa ra một vầng hào quang sáng chói và một luồng kình phong uy vũ rít thét như trời đang nổi sấm chớp vậy. Chàng vung thanh trượng đánh mạnh về phía ba gã Thiên Lang giáo.

Luồng kình phong dữ dội phát xuất từ thanh trượng tiến nhanh về phía ba gã Thiên Lang giáo. Tốc độ luồng kình phong nhanh đến chóng mặt, cho dù là Lâm Phục đứng đối diện cũng không có cách nào ngăn lại được.

Còn đang ngỡ ngàng khi trông thấy một binh khí kỳ lạ màu vàng chói lòa, ba gã Thiên Lang giáo bất ngờ cảm nhận được có một luồng kình phong tiến vế phía mình. Tay mặt thì vung khí giới, tay còn lại thì tung chưởng phong, cả ba gã đều có chung mục đích là chống trả luồng kình phong kim quang phát ra từ kim trượng, nếu không khi bị trúng phải ắt hẳn vong mạng.

So với chưởng phong đánh ra từ thanh trượng, chưởng pháp của ba gã Thiên Lang giáo chỉ như châu chấu đá xe. Luồng kình phong kết hợp với nội lực "Thiên Hải thần công" của Lâm Phục đánh tan sáu luồng chưởng phong của ba gã Thiên Lang giáo rồi vẫn lao vụt nhanh tới đập vào người bọn chúng.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-10)


<