Hồi 2 → |
Tọa lạc ngay giữa kinh đô của Bình Thiên Nam Quốc là một thành trì to lớn đầy uy nghiêm tráng lệ mang tên Cửu Vân Long Thành.
Vì là nơi cư ngụ của hoàng tộc Nam Quốc nên ngoài những viên lính gác cùng một số quan nội vụ cũng như hoàng thân quốc thích thì tuyệt chẳng còn ai khác thế nên dù cho có là trung tâm của một nước nhưng nơi lúc nào cũng trong tình cảnh tịch mịch, không một bóng người.
Ấy thế nhưng hôm nay lại là một ngoại lệ, bởi khi mặt trời ló rạng đằng Đông để và ánh ban mai chiếu rọi trên tán lá thì tại nơi tiền viện vốn vẫn luôn hiu quạnh nay lại tấp nập người qua kẻ lại.
Thế nhưng mặc cho sự hiện diện của hơn trăm ngàn nhân sĩ nhưng điều đó chẳng hề làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có của nó khi mà tất thảy những ai có mặt tại đây đều tất bật, khẩn trương đến lạ thường.
Giữa tiền viện lúc này là năm dòng người trải dài hơn chục trượng đang đồng loạt cất bước trông như một tấm vải ngũ sắc khổng lồ đầy rực rỡ.
Tận cùng phía cánh tả là các quan viên Nguyễn gia trong bộ Xích Châu Hồng Bào vô cùng rực rỡ. Kế đó là quan lại của Lê gia với bộ Bích Hải Lam Bào rất đặc trưng. Còn nhắc đến viên quan Phạm gia thì phải kể đến bộ Thanh Liễu Lục Bào đầy sức sống. Và áp chót là các vị quan thuộc Trần gia cùng những bộ Bạch Vân Thanh Bào với các họa tiết tinh xảo ánh kim được dệt bên trên càng làm toát lên vẻ thanh cao quyền quý.
Cuối cùng vẫn không thể quên nhắc đến chính là hàng ngũ ở nơi tận cùng phía cánh hữu với những binh sĩ tinh nhuệ trong những bộ chiến giáp đen tuyền, gươm giáo chỉnh tề. Dẫn đầu đoàn binh này là năm vị tướng quân đầy tráng kiện và uy vũ. Họ không ai khác chính là Hắc Giáp Vệ Quân, một trong ba lực lượng tinh nhuệ bậc nhất cả nước.
Và lý do cho sự có mặt của tất thảy những bá quan văn võ lớn nhỏ trong triều đình tại kinh đô ngày hôm nay chính là vì lễ đăng quang của Nam Quốc Tân Vương, Trần Thuần Tông.
Khi buổi đăng cai đã đi đến thời khắc cuối cùng, một viên quan thuộc Bộ Thượng Thư trong bộ áo bào màu tía đã bước lên chính giữa Đại Điện để đọc nên bản di chúc truyền ngôi:
"Nay hạ thần chiếu theo di ngôn của Tiên Đế mà kính cẩn dâng Thiên Thư truyền lại vương vị cho Nam Quốc Tân Vương giờ là Trần Thuần Tông cùng lời phó thác trong coi Nam Quốc sơn hà. Quần thân tại đây đồng lòng mong Tân Vương có thể kế tục Tiên Đế mà hết lòng đất nước và giữ cho đại nghiệp Nam Quốc muôn đời thịnh."
Lời này của viên quan thuộc Bộ Thượng Thư vừa dứt thì toàn bộ nhân sĩ có mặt tại đại sảnh đường lúc này liền quỳ gối cúi người mà đồng thanh cất lời:
"Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!!!"
Nhưng rồi giữa lúc trang nghiêm, trịnh trọng ấy thì liền bất chợt bị cắt ngang bởi một tiếng động lạ. Bên ngoài Hoàng Cung lúc này đang là muôn vàn tiếng hô hào của các binh lính, xen lẫn trong đó là tiếng kim khí giao nhau rền vang khắp trời đã tạo lên một khung cảnh vô cùng hỗn loạn.
Ngay sau đó là một nhân ảnh bất chợt vụt bắn lên cao rồi đáp xuống ngay bên trên bậc thang tam cấp của Hoàng Cung trước hàng trăm con mắt của những người trong đại điện.
Đứng trước ngưỡng cửa đại điện lúc này là một tráng sĩ trẻ với thân hình cường tráng, trên trán lấm tấm mồ hôi đang chảy dọc gò má càng làm toát lên thần thái can trường của cậu.
Khoác trên mình là một bộ y phục màu tro, giắt bên hông là một thanh đoản đao dài độ ba thước được cố định bằng những sợi dây đay và một chiếc ngọc bội trắng.
Ngày lập tức có tiếng từ hàng ghế của các vị quan viên cất tiếng hét lớn:
"Có thích khách!!!"
Nhưng một bản năng đã ăn sâu vào máu, bốn trong năm vị tướng quân đang có mặt trong đại sảnh lúc này đã không hẹn mà đồng loạt đứng phắt dậy, tay đã trực sẵn tại đốc kiếm nơi thắt lưng như thể đã sẵn sàng động thủ bất kỳ lúc nào.
Giữa tình cảnh ấy, Trần Thuần Tông lúc này đang an tọa trên ngai vàng cũng không khỏi bất ngờ trước sự có mặt của tráng sĩ nọ, bởi dù cho có là một viên quan nội vụ nhỏ thì vẫn thừa hiểu được rằng Thiên Kim Đại Điện luôn là nơi được bố trí canh phòng nghiêm ngặt bậc nhất trong Cửu Vân Long Thành.
Với hơn hàng trăm Ngự Thiên Cấm Quân luôn ngày đêm túc trực trong bán kính hơn trăm trượng khắp cả tiền viện và hậu viện. Nay còn có thêm cả hàng ngàn Hắc Giáp Vệ Quân được vũ trang đầy đủ đang đứng bên dưới Địa Điện thì dường như việc đột nhập vào đây lúc này tưởng chừng như còn khó hơn lên trời, ấy vậy mà tráng sĩ kia có thể ra vào như chốn không người đã đủ để chứng minh rằng bản lĩnh của đối phương không hề tầm thường.
Giữa tình cảnh éo le ấy thì bất chợt có một giọng nói đầy nội lực ngân vang khắp cả đại sảnh và đập tan cả quang cảnh hỗn loạn bên ngoài Hoàng Cung để trả lại sự trang nghiêm thường thấy của nơi đây.
"Chư vị chớ khinh cử vọng động."
Lời đó là của một vị lão tướng đang ngồi ngay chính giữa dãy bàn dành cho các quan võ trong triều. Nhưng khác với các vị tướng sĩ chung quanh đang tỏa ra bá khí uy dũng ngút trời cùng những ánh mắt sắc bén như bảo kiếm đang hướng về thích khách kia, thì thái độ của ông lại có phần ôn nhu, điềm tĩnh đến lạ thường được thể hiện qua việc ông vẫn ung dung nhấp môi với chén trà trên tay.
"Trần Quốc tướng quân!!! Sao người có thể thản nhiên thưởng trà trong khi thích khách đã đến trước ngưỡng cửa!!?"
Một viên quan trong Nguyễn gia liền đập bàn hét lớn, tỏ rõ sự bất mãn, vậy mà chưa kịp để ông có cơ hội làm gì thì một trong bốn viên tướng kề cận ông lúc này liền nóng nảy bước lên phía trước mà chỉ tay thẳng vào mặt y rồi cất tiếng đáp trả:
"Hạ quan kia! Chớ có vô lễ với Đại Soái!!!"
Ngay sau đó là một vị tướng quân với hai hàng ria mép bén ngót tựa liền bước đến để cản vị tướng sĩ kia lại rồi ôn tồn lý giải:
"Chư vị chớ phải lo bò trắng răng. Dựa theo hiểu biết của bổn tướng thì đây chẳng phải thích khách do kẻ thù phái đến bởi người này chính là nhân sĩ của Trần gia."
Nói rồi ông chỉ tay hướng về phía chiếc ngọc bội trắng được treo lủng lẳng bên cạnh thanh đao ở nơi thắt lưng của vị tráng sĩ nọ. Bên trên chiếc ngọc bội thủy phí ấy là hai hình rồng đối nghịch nhau được chạm khắc vô cùng tinh xảo, chính giữa là một chữ "Trần" được dát bằng vàng ròng.
Nghe đến đây ai nấy trong Hoàng Cung như đều đã phần nào trút đi được gánh nặng trong lòng vì nỗi lo sợ bị ám toán, thế nhưng chỉ thế thôi vẫn là chưa đủ để lý giải cho sự hiện diện của thích khách kia tại đây thế nên liền có thêm một lời chất vấn khác đến từ các viên quan đại thần.
"Nếu hắn chỉ là gia nhân của Trần gia cớ sao lại đường đột xuất hiện tại đây !!?".
Lúc này vị lão tướng nọ mới khẽ đặt chum trà xuống bàn rồi nghiêm giọng mà hỏi:
"Tráng sĩ kia danh xưng là gì? Cớ sao mà lại đến đây làm loạn!?"
Tuy ông chỉ khẽ cất lời thế nhưng thanh âm đã vang xa đến hơn mươi trượng nên cả những binh lính đang dưới bậc thềm dẫn lên đại điện vẫn nghe rõ mồn một như chuông đồng gióng bên tai.
Lúc này, vị tráng sĩ nọ mới khẽ cúi người cung tay hành lễ rồi dõng dạc đáp:
"Tại hạ họ Triệu tên là Chấn Phong, nay phụng mệnh Lê Kiều phu nhân đến đây cầu kiến Trần Hoàng đại nhân, bởi vừa qua thì trong lúc lâm bồn trọng bệnh của phu nhân lại bạo phát nên lang y sợ rằng người sẽ khó lòng qua khỏi, nên hạ thần khẩn cầu Trần Hoàng đại nhân có thể về gặp quý phu nhân lần cuối."
Lời này vừa dứt thì lập tức có những lời xì xào bàn tán của các viên quan trong triều ngày một lớn như những trận cơn mưa rào cuối thu, để rồi đích thân Trần Thuần Tông phải lên tiếng chấn chỉnh:
"Họ Triệu kia ngươi gan to bằng trời! Chẳng phải tự nhiên mà Hoàng Cung còn được biết đến là cấm địa của Cửu Vân Long Thành này. Ngươi có biết nếu tự ý đặt chân vào đây mà không có sự đồng thuận của Trẫm thì sẽ bị quy vào tội gì không!!?"
Lời của Thuần Tông vừa dứt thì các Ngự Thiên Cấm Quân đã sớm vây kín cả bậc tam cấp dẫn lên đại điện, trong tay họ lúc này là hàng trăm những ngọn giáo sắc nhọn kết thành một tấm lưới sắt như thế thiên la địa võng khiến việc trốn thoát khỏi đây bây giờ là bất khả thi.
Đứng giữa tình thế thập tử nhất sinh ấy nhưng khuôn mặt của vị tráng sĩ nọ vẫn chẳng chút biến sắc, để rồi hành động sau đấy của cậu đã khiến cho tất thảy những ai có mặt ở Thiên Kim Đại Điện cũng phải kinh ngạc
Triệu Chấn Phong lúc này chỉ chống chân quỳ xuống mà bạch rằng:
"Triệu mỗ tự biết mình đã phạm vào đại tội khi quân phạm thượng nên mạng này sớm biết chẳng thể giữ nổi, nhưng phận bề tôi chẳng thể bất trung với chủ, nay sinh mệnh của quý phu nhân đã như đèn dầu trước gió nên chỉ cần hoàn thành được tâm nguyện của người thì Triệu mỗ dù có phải chết cũng nguyện cam lòng."
Nghe vậy, Trần Thuần Tông lúc này cũng không khỏi thán phục trước tấm lòng tận trung với chủ của trang nam tử kia nên cùng phần nào nguôi giận mà liền phất tay ra hiệu lui binh để rồi các binh sĩ bên ngoài đại điện liền đồng loạt hạ những ngọn giáo xuống rồi lùi về ba bước.
Thế nhưng giờ đây đến chính Trần Thuần Tông cũng không khỏi phải khó xử bởi theo lý thì sau khi nhậm chức thì buổi thượng triều đầu tiên sẽ bàn về đại sự tại nơi biên ải, bởi đã lâu rồi cường quốc nơi phương Bắc vẫn luôn lăm le dòm ngó những lãnh thổ của Nam Quốc.
Trùng hợp làm sao, Lê Kiều phu nhân mà tráng sĩ nọ vừa nhắc đến chính là nương tử của Trần Hoàng Minh, một vị quân sư tài ba mà các đời Tiên Đế vẫn rất trọng dụng vì tài trí hơn người nên việc y vắng mặt trong buổi thượng triều này là điều không thể.
Đang chưa biết phải xử trí sao cho vẹn cả đôi đường thì bất chợt có một giọng nói bất chợt vang lên:
"Vạn lần thượng triều chẳng thể vắng bóng Trần Hoàng đại nhân, thế nhưng hoàng thượng yên chí vì hạ thần đã có đối sách trọn vẹn đôi đường."
Chính giữa hàng ngũ của các đại thần trong triều là một hình bóng vô cùng thư sinh, tướng mạo anh tuấn đang từ tốn bước lên trên đối diện với Trần Thuần Tông. Xét cho cùng tuổi của người này chẳng quá ba mươi, ấy vậy mà đã có thể ngồi ngang hàng với những người quyền thế bậc nhất trong triều đủ để chứng tỏ thân thế của quan viên này không hề tầm thường.
Vị quan ấy chính là Đinh Liên Thành, người vừa mới nhậm chức Lại Ngự Sử Đại Phu vào tháng trước. Y khoác trên mình một bộ áo tấc màu chàm, đầu đội mão đen trông vô cùng giản dị nhưng lại toát ra một thần thái điềm tĩnh, nghiêm trang và có phần lạnh lùng đến lạ thường.
"Ra là Đinh ái khanh, vậy thì khanh trình bày đối sách của mình cho Trẫm nghe xem nào."
Trần Thuần Tông tuy bề ngoài vẫn giữ một thần thái nghiêm nghị nhưng bên trong kỳ thực sớm đã mở cờ trong bụng, bởi hơn ai hết ông biết rõ năng lực của viên quan trẻ này.
"Hạ thần từng học hỏi được chút món nghề từ một vị danh y trong lần đi xứ nọ, tuy chẳng dám nhận ngang hàng với Thái Y đương nhiệm nhưng chí ít thì hạ thần tin rằng mình có thể giúp bệnh tình Lê phu nhân thuyên giảm. Vả lại giữa thần và Trần gia cũng có mối giao hảo nên luận về tình hay lý thì đều ổn cả."
Thế rồi lại một vị quan khác bất chợt xen ngang:
"Nếu Lê Kiều phu nhân có mắc trọng bệnh chi thì sao không cho truyền Thái Y!!?"
"Gia quyến Trần gia chuyên ngụ tại Vạn Hương Trang ở gần Nam Thiên Môn, nơi đó cách Thái Y Viện hơn cả mười, e rằng đến lúc cầu được thái y thì đã quá muộn."
Đinh Liên Thành đáp lời một cách ngắn gọn.
"Vậy Đinh ái khanh không tính ở lại thượng triều tiếp với Trẫm sao?"
Trần Thuần Tông cất tiếng hỏi.
"Bẩm hoàng thượng, thần biết rõ sắp buổi thượng triều sắp tới sẽ luận bàn về đối sách với Bắc Quốc ngoài nơi biên ải. Vốn chỉ là một viên quan quản chuyện nội vụ lại không rành chuyện binh đao nên hạ thần thấy mình ở lại cũng chẳng ích gì."
Nghe thấy vậy Trần Thuần Tông chỉ khẽ gật đầu rồi sau đó ông liền cất giọng hạ lệnh:
"Mau tìm gấp cho Trẫm hai con ngựa tốt đến đây!"
Chỉ trong vòng chưa đến nửa nén nhang tàn thì các binh lính có mặt tại Thiên Kim Đại Điện lúc này đã dạt ra làm hai thẳng tắp hai bên trên các nấc thang, bên dưới tiền viện thì đã có sẵn hai chú chiến mã với yên cương sẵn sàng. Để rồi bóng lưng của hai người họ liền khuất bóng nơi cổng chính của Bắc Thiên Môn không lâu sau đó.
Hồi 2 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác